Trải qua hàng nghìn năm, đất nước Việt Nam đã mang nhiều quốc hiệu ứng với từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Việc đặt quốc hiệu của các triều đại phong kiến thể hiện lòng tự tôn dân tộc với các danh xưng như Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt... Việc lựa chọn vùng đất để đặt kinh đô cũng đặc biệt được coi trọng với vai trò là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa của cả một đất nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trưng bày “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử” giới thiệu 3 nội dung chính là: Quốc hiệu Văn Lang, Âu Lạc và thời kỳ dựng nước đầu tiên; Thời kỳ quân chủ phong kiến độc lập; Sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Đến tham quan trưng bày, du khách có cơ hội thưởng lãm hơn 100 hiện vật đặc sắc, đa dạng về kiểu dáng, kích thước, chất liệu chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao, có niên đại từ thời văn hóa Đông Sơn đến nay. Các hiện vật, dấu tích kiến trúc là kết quả nghiên cứu khai quật, nghiên cứu khảo cổ học về các kinh đô cổ của Việt Nam. Kim sách niên hiệu Gia Long năm thứ 5 (1806) ghi lại việc lên ngôi hoàng đế của vua Gia LongĐầu phượng bằng đất nung từ thế kỷ 11 - 12, là vật liệu trang trí trong kiến trúc được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long, Hà NộiĐầu ngói ống trang trí hình rồng được làm bằng đất nung từ thế kỷ 15 được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long, Hà NộiẤn "Mệnh đức chi bảo" bằng vàng, niên hiệu Gia Long (1802 - 1819)Mộc bản Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn (1010) Mũ thượng triều bằng vàng, đá quý, san hô vào thế kỷ 19 - 20. Mũ được nhà vua sử dụng mỗi khi thiết triều, giải quyết các vấn đề lớn của quốc gia, thực hiện các nghi lễ, yết kiến sứ giả các nước bang giao... Đặc biệt, trong lần trưng bày này có 2 hiện vật là Trống đồng Cảnh Thịnh và ấn “Đại Nam Thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ” là 2 trong số 20 Bảo vật quốc gia hiện đang được lưu giữ tại Bảng tàng Lịch sử quốc gia. Trống đồng Cảnh Thịnh có tạo hình độc đáo, mô phỏng theo kiểu trống da truyền thống từ thời Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8 (1800)Ấn “ Đại Nam Thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ” niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 7 (1847), là ngọc tỷ quý và lớn nhất trong sưu tập Bảo vật triều Nguyễn Thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn đem đến cho công chúng cả nước và bạn bè quốc tế những tư liệu lịch sử, bằng chứng vật chất thể hiện khát vọng và ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân nước Việt. Trưng bày sẽ diễn ra đến hết tháng 10/2019. |
Tiến Dũng - Minh Quân / Vietnam Journey
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...