Trong khi đó, chi nhánh của ngân hàng này tại Quảng Châu đã quyết định tiêu hủy số tiền mặt thu về từ một số nơi mà họ cho là không an toàn do có thể nhiễm virus corona chủng mới gây nên dịch Covid-19 ở Trung Quốc.
Trong 1 cuộc họp báo mới đây, ông Phạm Nhất Phi, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức Ngân hàng Trung ương, gọi tắt là POBC) cho biết, POBC đã thực hiện những biện pháp đặc biệt đối với vùng dịch nặng như Hồ Bắc.
Trung Quốc tiêu hủy, khử trùng tiền mặt tại các vùng dịch. Ảnh: Reuters
Theo đó, các ngân hàng thương mại sẽ phải khử trùng tiền cũ thu về bằng tia cực tím hoặc nhiệt độ cao, đồng thời giữ tiếp trên 14 ngày mới đưa ra thị trường. Với những nơi không phải là vùng dịch cũng phải giữ từ 7 ngày trở lên mới được đưa vào lưu thông.
Đây chỉ là 1 trong 4 biện pháp mà POBC đưa ra nhằm đảm bảo an toàn lưu thông tiền tệ trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc. Trước Tết, POBC đã cung cấp 4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 573 triệu USD) tiền mới cho Vũ Hán, thành phố tâm điểm của dịch bệnh, nhằm tăng cường cung ứng tiền mặt cho các cơ quan phòng chống dịch chính ở đây, như các bệnh viện.
Ngân hàng này cũng yêu cầu các chi nhánh dưới quyền đảm bảo đưa ra thị trường tiền mới hoặc tiền đã thu về trước khi có dịch. Làm tốt việc khử trùng tiền mặt, tạm giữ tiền tại kho; tạm dừng việc chuyển tiền giữa các tỉnh, riêng với những vùng dịch nặng dừng chuyển tiền trong tỉnh, nhằm tránh lây lan virus. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cũng phải đảm bảo nghiêm ngặt việc khử trùng tiền mặt trước khi giao lại cho khách hàng.
Trong khi đó, trong thời gian dịch bệnh, chi nhánh POBC tại Quảng Châu đã yêu cầu tất cả các đơn vị trực thuộc phân loại, khử trùng, đánh dấu toàn bộ tiền mặt thu về từ các bệnh viện, chợ nông sản và trên hệ thống xe buýt, sau đó giao nộp lại. Ngân hàng này sẽ tiêu hủy sau khi đã khử trùng lần 2.
Có chuyên gia Trung Quốc cho rằng, xác xuất virus tồn tại trên tiền và lây truyền là không lớn, nhưng theo phân tích của truyền thông nước này, đối tượng chính sử dụng tiền mặt ở Trung Quốc là những người cao tuổi, nên đây vẫn là vấn đề cần phải xét đến.
Mặc dù giao dịch điện tử đã rất phổ biến ở các vùng đô thị của nước này, nhưng người già vẫn chưa thể bỏ thói quen dùng tiền mặt, họ cũng thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng và hay đi chợ, lại không thạo công nghệ thông tin và là đối tượng dễ nhiễm bệnh, do vậy các ngân hàng ở Trung Quốc đã phải có những động thái xử lý tiền mặt nhằm tránh lây lan dịch bệnh./.
Bích Thuận/VOV Bắc Kinh
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...
Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...