Trước tiên, cần hiểu rõ, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tên của các loại virus và các loại bệnh do chúng gây ra thường khác nhau, chẳng hạn như virus HIV gây ra bệnh AIDS. Mọi người thường biết tên của một căn bệnh nhưng không biết tên của virus gây ra bệnh đó, chẳng hạn như mọi người đều biết đến bệnh sởi nhưng không biết tên của virus gây ra bệnh này là rubeola.
Cũng theo WHO, với một dịch bệnh mới bùng phát do virus, việc đặt tên cho chủng virus mới là do Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) chịu trách nhiệm còn WHO sẽ là tổ chức chịu trách nhiệm đặt tên cho căn bệnh mà virus đó gây ra.
Các virus được đặt tên dựa trên các cấu trúc gien của chúng để tạo điều kiện cho việc phát triển các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán, vaccine và thuốc chữa. Trong khi đó, các loại bệnh được đặt tên để cho phép thảo luận về cách phòng ngừa, khả năng lân lay, cách lây truyền, mức độ nghiêm trọng và phương pháp điều trị.
Theo dõi các cuộc họp báo của WHO về loại virus corona chủng mới những ngày đầu (bắt đầu từ ngày 22/1 đến ngày 10/2), WHO chỉ đề cập đến tên của virus này là virus corona chủng mới 2019 (nCoV-19) và gọi bệnh là bệnh do nCoV-19 gây ra, chứ chưa đặt tên cho bệnh do virus này gây ra.
Trong cuộc họp báo ngày 23/1, tiến sĩ Sylvie Briand, Giám đốc bộ phận các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh của WHO, đã đề cập đến việc gọi tên virus. Tại thời điểm đó, bà Sylvie Briand nói:
“Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi gọi tên virus này là nCoV-2019. Sau dịch bệnh năm 2009, chúng tôi đã tham vấn với nhiều tổ chức khác nhau và các chính phủ thành viên để xem xét, ở mức độ toàn cầu, chúng ta có thể có cách đặt tên cho các virus hay không. Chúng tôi đã quyết định rằng, trong trường hợp khẩn cấp về một loại virus mới, cộng đồng quốc tế sẽ nhóm họp và quyết định về tên gọi của virus đó. Thực ra, chúng tôi vẫn chưa làm việc đó bởi vì thực sự chúng tôi không có thời gian. Nhưng chúng tôi sẽ làm việc đó khi chúng tôi có thời gian. Với thời điểm hiện tại, mọi người đều nhất trí rằng tên gọi này chấp nhận được”, bà Sylvie Briand nói.
Trong những cuộc họp báo sau đó đến ngày 10/2, tên gọi virus là nCoV-19 vẫn được WHO sử dụng. Và ICTV, tổ chức chịu trách nhiệm cho việc đặt tên chính thức các virus, vẫn chưa đưa ra tên gọi chính thức cho virus corona chủng mới.
Đến cuộc họp báo ngày 11/2, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, thông báo: “Bây giờ, chúng ta đã có tên cho bệnh và đó là Covid-19, trong đó “Co” tức là “corona”, “Vi” tức là “virus”, “D” tức là “disease – bệnh””. Tên gọi này được đặt sau những chỉ dẫn được WHO phát triển trước đó cùng với Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO).
Cũng trong ngày 11/2, ICTV đã công bố tên của virus corona chủng mới gây bệnh Covid-19 là “virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2” (SARS-CoV-2). Tên gọi này được chọn bởi vì virus này có mối liên hệ về mặt di truyền với virus gây bùng phát dịch SARS năm 2003. Mặc dù có liên quan nhưng hai chủng virus này là khác nhau.
Như vậy, trước ngày 11/2, WHO chưa đặt tên bệnh chính thức, ICTV chưa đặt tên chính thức cho virus corona chủng mới. Đến ngày 11/2, các tên gọi chính thức của virus corona chủng mới là SARS-CoV-2 và tên bệnh do virus này gây ra là Covid-19 mới được ICTV và WHO công bố.
Cũng kể từ ngày 11/2 đến nay, các tên gọi này vẫn như thế, không có sự thay đổi.
Tuy nhiên, sau ngày 11/2, mặc dù đã có tên gọi chính thức của virus (SARS-CoV-2) nhưng WHO không đề cập đến tên gọi này khi truyền thông với công chúng.
Trong chỉ dẫn kỹ thuật về dịch bệnh do virus corona 2019, WHO cho biết, xét thấy nguy cơ về mặt truyền thông, việc sử dụng tên SARS có thể có những hệ quả ngoài dự đoán về việc gây ra nỗi sợ hãi không cần thiết cho một bộ phận công chúng, đặc biệt là tại châu Á, nơi đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh SARS vào năm 2003.
Vì lý do này và một số lý do khác, WHO đã quyết định gọi virus mới là “virus gây ra bệnh Covid-19” hoặc “virus Covid-19” khi truyền thông tới công chúng. Tuy nhiên, không có tên gọi nào trong các tên gọi này được dự định là các tên gọi thay thế cho tên gọi chính thức được ICTV nhất trí.
Các tài liệu được công bố trước khi virus được chính thức đặt tên sẽ không được cập nhật nếu không cần thiết để tránh gây tranh cãi./.
Theo nhandan.com.vn
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...
Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...