Quốc đảo Seychelles
Nằm trong Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển Madagascar, Quốc đảo Seychelles là địa điểm quen thuộc với các cặp đôi đi nghỉ tuần trăng mật và những người yêu thiên nhiên. Tuy nhiên, Seychelles bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xói mòn bờ biển và có nguy cơ biến mất trong vòng 50 -100 năm tới.
Sông băng Patagonia, Argentina
Dòng sông băng Patagonia là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới, nhưng lượng mưa giảm và nhiệt động tăng khiến dòng sông băng ngày càng thu hẹp.
Công trình kiến trúc Machu Picchu, Peru
Machu Picchu, Peru là công trình kiến trúc cổ của đế chế Inca thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Tình trạng quá tải và lở đất tự nhiên có thể khiến các cấu trúc này bị sụp đổ bất cứ lúc nào.
Quần đảo Tuvalu
Nằm ở Thái Bình Dương giữa Australia và Hawaii, Tuvalu là một quần đảo nhỏ xinh đẹp và thanh bình bao gồm 9 hòn đảo. Với độ cao cách mặt nước biển chỉ khoảng 4,5 m, quần đảo này đang đối mặt với nguy cơ bị nhấn chìm trong nước.
Đền Taj Mahal, Ấn Độ
Đây là một trong những công trình nổi tiếng bậc nhất thế giới. Nhưng các chuyên gia lo ngại nó có thể sụp đổ do thời gian và ô nhiễm môi trường.
Kim tự tháp, Ai Cập
Các công trình kiến trúc cổ đại tại Kim tự tháp này đang đối mặt với nguy cơ xói mòn do môi trường ô nhiễm. Hệ thống thoát nước xung quanh ngày càng xuống cấp, khiến các kim tự tháp có thể sụp đổ.
Nhà thờ Hồi giáo Timbuktu, Mali
Được xây dựng chủ yếu từ bùn, nhà thờ Timbuktu có niên đại từ thế kỷ thứ 14 và được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nhưng lượng mưa giảm và nhiệt độ tăng có thể khiến công trình bị phá hủy.
Bờ biển Big Sur, Mỹ
Bờ biển ở bang California là điểm ngắm cá voi lý tưởng nhất thế giới, nhưng tình trạng hạn hán đã gây hại cho hệ sinh thái ven biển và lượng cá voi xuất hiện giảm qua mỗi năm.
Rạn san hô Great Barrier, Australia
Diện tích của rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier đã thu hẹp hơn 50% do nhiệt độ tăng trong vòng 30 năm qua. San hô bị chết do ô nhiễm axít và các nhà khoa học lo ngại hệ sinh thái này có thể biến mất vào năm 2030.
Công viên quốc gia Glacier, Montana, Mỹ
Trải rộng khoảng 4.000 km2 ở Montana, trong khu vực biên giới giữa Mỹ và Canada, Glacier thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Thế nhưng khi nhiệt độ toàn cầu tăng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái nguyên sơ của công viên, đe dọa đến nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật, hàng nghìn loài thực vật và khiến các dòng sông băng tan chảy.
Theo một báo cáo công bố vào tháng 5/2017, từ năm 1966, khí hậu ấm lên đã làm giảm kích thước của 39 sông băng khác nhau trong công viên, trong đó có những con sông giảm tới 85% diện tích. Các nhà khoa học đã dự đoán rằng, đến cuối thế kỷ này, công viên sẽ không còn dòng sông băng nào tồn tại.
Đảo MaldivesNằm ở Ấn Độ Dương, Maldives được tạo thành từ một loạt đảo san hô với nhiệt độ quanh năm dao động trong khoảng 27-29 độ C. Nơi đây là một trong những địa điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn và đắt đỏ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, với độ cao trung bình là 1,3 m so với mực nước biển, Maldives, quốc gia thấp nhất thế giới, đang phải đối mặt với nguy cơ biến mất hoàn toàn khi mực nước biển đang ngày càng dâng cao.
Thung lũng Rhône, Pháp
Nằm ở phía nam nước Pháp, thung lũng Rhône là một trong những khu vực sản xuất rượu vang nổi tiếng nhất trên thế giới. Thung lũng kéo dài khoảng 200 km và địa điểm du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, môi trường trở nên bất lợi cho sự phát triển của cây nho, nhiều chuyên gia dự đoán rằng sản lượng rượu vang sẽ giảm sút nghiêm trọng và các nhà sản xuất rượu sẽ buộc phải di dời đến các vùng khác.
Điểm du lịch mạo hiểm Alaska
Alaska rộng lớn là địa điểm du lịch mạo hiểm lý tưởng của nhiều du khách trên thế giới. Tuy nhiên, nơi đây đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trái đất ấm lên khiến băng ở Alaska tan chảy dẫn đến sạt lở đất và bờ biển.
Ngoài ra, tình trạng thời tiết này còn mang đến một hệ lụy khác đó là cháy rừng. Theo thông tin thống kê, diện tích rừng bị cháy trong 10 năm qua ở Alaska là lớn nhất so với những thập kỷ trước đây, và con số này có thể tăng lên gấp đôi vào năm 2050.
Huyền Lê, dulichvietnam.com.vn