Trải nghiệm

Theo dấu chân “Người tình” ở xứ Tây Đô

07:08 - 03/10/2019
Với kiến trúc độc đáo, thuộc sở hữu của gia tộc họ Dương, nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ) được rất nhiều người biết đến từ khi là phim trường của bộ phim nổi tiếng: Người tình.

Cô thuyết minh viên giọng Nam Bộ ngọt lịm dẫn dắt người nghe vào câu chuyện của thế kỷ trước. Khi đó, gia tộc họ Dương đến lập nghiệp ở Nam Bộ khoảng cuối thế kỷ XVIII, tính đến nay đã trải qua 6 thế hệ. Ở thế hệ thứ 3, ông Dương Văn Vị quyết định chọn vùng đất gần vàm rạch Bình Thủy làm nơi xây dựng cơ nghiệp.

Nhà thờ dòng họ Dương là một công trình nằm trong quần thể kiến trúc được phân bố khá đậm đặc bên sông Bình Thuỷ - làng Long Tuyền xưa. Cũng như nhiều kiến trúc tôn giáo, dân dụng của các bậc quyền quý ở Nam bộ được xây dựng lần đầu vào cuối thế kỷ 19 và hoàn chỉnh như hiện nay khoảng đầu thế kỷ 20, nhà thờ dòng họ Dương tọa lạc trên một thửa đất rộng khoảng 8.000m2 theo hướng Đông - Tây.

Trước mặt là đường giao thông và sông rạch để đón khí hậu trong lành và thuận tiện trong việc di chuyển. Xung quanh nhà là vườn cây trái, hoa kiểng quanh năm xanh tốt vừa tăng tính thẩm mỹ, tạo không khí mát mẻ vừa thể hiện sự trù phú, bình dị nhưng tao nhã.

Ngôi nhà này được ông Dương Văn Vị xây dựng lần đầu tiên bằng gỗ, lợp ngói vào năm 1870 để thờ tổ tiên, sau thời gian sử dụng trên 30 năm ông đã cho thiết kế xây dựng lại.

Phần còn lại duy nhất của nhà cổ từ ngày đầu xây dựng là chiếc cổng với 2 trái thơm (quả dứa) phía trên cùng, ý là: Tiếng thơm của dòng họ Dương sẽ tồn tại mãi về sau.

Năm 1904, sau khi ông Vị mất, con trai út là Dương Chấn Kỷ (một điền chủ giàu có vùng Đồng bằng sông Cửu Long) đã tiếp tục công việc xây cất ngôi nhà này đến khoảng năm 1911 mới hoàn thiện.

Liên quan đến việc xây dựng ngôi nhà này, có nhiều giai thoại rất ly kỳ. Ly kỳ nhất là giai thoại về việc kí kết hợp đồng làm nhà giữa ông Dương Chấn Kỷ với thầy Ba Nghĩa (người thiết kế, cải tạo lại ngôi nhà) mà đến nay người ta vẫn nhắc lại. Thầy Ba Nghĩa (dân quanh vùng quen gọi là ông Lỗ Ban) nổi tiếng cất nhà đẹp. Ông ta rất dị tướng, cao chỉ một thước lẻ mấy phân, xương sống thì cong vòng khiến dáng dấp nhìn nghiêng cứ như một dấu hỏi.

Ông thường ở trần vận độc một cái quần ngắn bằng lãnh đen, trên đầu chít một chiếc khăn điều đỏ chót. Hai món vật bất li thân của ông thầy Lỗ Ban này là một cái nẻ mực và một chiếc rìu. Gặp thầy Ba Nghĩa, ông Dương Chấn Kỷ đưa ra điều kiện khá ngặt: “Thầy cất nhà cho tôi đẹp rực rỡ hơn người thì khỏi nói nhưng cốt sao khi cất xong tôi phải giàu lên mới được”

Ông thầy Ba trả lời: “Làm nhà đẹp cho ông không khó nhưng ngặt nỗi cái nghề này, gia chủ giàu thì phần số tôi phải mạt”.

Ông Chấn Kỷ phẩy tay rồi nói: “Đừng lo. Tôi đảm bảo với thầy, mỗi tháng tôi sẽ chu cấp cho thầy một đấu gạo với ba cắc bạc cho đến mãn đời”.

Thực hư cái hợp đồng xây dựng đó thế nào thì không biết, có điều đúng là từ khi xây nhà này, ông Dương Chấn Kỷ đã giàu lại càng giàu.

Theo lời ông Dương Minh Hiển, chủ nhân hiện nay (đời thứ 6 của dòng họ Dương) thì nhà thờ được xây dựng lại để mở rộng không gian tiếp khách và sinh hoạt trong các dịp lễ, giỗ.

Nền nhà cao hơn 1m so với sân vườn, bó vỉa bằng đá xanh. Theo kinh nghiệm dân gian, chủ nhân đã cho đổ một lớp muối hột dầy 10cm trước khi lót nền bằng gạch bông. Xung quanh nhà xây tường gạch kết dính bằng hồ vôi ô dước. Mái lợp 3 lớp ngói: 2 lớp dưới hình lòng máng, một lớp nhúng vôi bột trắng, do đó khi nhìn lên trần có cảm giác khoáng đãng, sáng sủa, lớp trên cùng sử dụng ngói ống. Các yếu tố trên đã tạo nên một không khí mát dịu cho ngôi nhà .

Có 4 cầu thang lên nhà chính: 2 lên thẳng 2 gian ngoài cùng, 2 hình cánh cung dẫn vào gian giữa. Mặt đứng từ đường có 5 gian, cửa gỗ lá sách theo phong cách Art-Nouveau (một nghệ thuật trang trí Châu Âu thịnh hành vào đầu thế kỷ 20 với vòm cửa hình vòng cung), cột gạch vuông được đắp nổi hoa văn dây lá nho, sóc bằng xi măng. Toàn bộ gạch bông lát nền nhà, hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên và nhiều vật dụng khác trong nhà đều được đặt mang từ Pháp sang.

Nhà thờ dòng họ Dương  là một trong những ngôi nhà cổ ở Nam Bộ còn lại tương đối nguyên vẹn, được các hậu duệ giữ gìn khá tốt, ẩn chứa bên trong ngôi nhà những phong tục tập quán, câu chuyện lý thú, giai thoại hấp dẫn về gia chủ và các nhân vật đã khai phá, sinh sống ở vùng đất mới này.

Mặc dù được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, chịu ảnh hưởng không nhỏ của nghệ thuật phương Tây nhưng vẫn không làm mất đi cái hồn dân tộc trong không gian thờ cúng, trong sử dụng hoa văn, hoạ tiết trang trí. Văn hoá Đông - Tây được chọn lọc, tiếp thu và vận dụng một cách tài tình, hợp lý, tạo cho di tích này có một phong cách riêng, sang trọng nhưng bình dị, gần gũi, tân kỳ mà không lạc lõng giữa khung cảnh làng quê yên ả bên dong sông Bình Thủy.

Với giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo, nhà cổ Bình Thủy đã được nhiều đạo diễn trong và ngoài nước tìm đến để lấy bối cảnh cho những bộ phim của mình.

Nổi tiếng nhất trong số này là phim "Người tình" của đạo diễn gạo cội Jean Jacques Annaud (Pháp) với sự góp mặt của hai diễn viên nổi tiếng Lương Gia Huy và Jane March. Khi từ giã đất Cần Thơ về Pháp, J.J. Annaud thú nhận: “Tôi đã choáng ngợp trước sự tráng lệ của ngôi nhà tuyệt vời này và mong muốn nhờ điện ảnh cho thế giới biết đến nơi đây”.

Nhiều bộ phim khác cũng từng được quay tại nhà cổ Bình Thủy như: Người đẹp Tây Đô, Bão U Minh, Bẫy ngầm, Đội nữ biệt động mùa thu, Dòng sông hoa trắng, Những nẻo đường phù sa, Công tử Bạc Liêu,... Dường như, nhà cổ Bình Thủy đã làm nổi bật lên chất đằm thắm, chân tình, hào phóng của vùng đất Nam Bộ trong các bộ phim nói trên.

Theo baovanhoa.vn

Tỉnh thành Cần Thơ

TP. Cần Thơ
Cần Thơ được mệnh danh là Tây Đô, thủ phủ kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục của Đồng bằng sông Cửu Long.

Điểm đến Cần Thơ Xem thêm

Chợ nổi Cái Răng
"Trên bờ có gì, dưới sông có nấy", đó là một câu quảng bá ngắn gọn về chợ nổi Cái Răng nổi tiếng.
Nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy ở thành phố Cần Thơ từ lâu đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn bởi sự giao thoa giữa kiến trúc Đông - Tây...
Thiền viện có chùa Một Cột thu nhỏ ở miền Tây
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những điểm đến văn hoá tâm linh nổi tiếng, toạ lạc ở thành phố Cần Thơ.
Vẻ đẹp “Nóc nhà miền Tây”
Có độ cao trên 700m, núi Cấm được mệnh danh “Nóc nhà miền Tây”, tọa lạc tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Với phong...
Làng tre đẹp đến khó tin ở Cần Thơ
Bamboo Eco - Village là một homestay đích thực và sang trọng nằm ở vùng nông thôn của thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố...
Nhà cổ Bình Thủy - Ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây
Được mệnh danh là ngôi nhà cổ đẹp nhất Miền Tây, nhà cổ Bình Thủy có dấu ấn kiến trúc đặc sắc, là điểm đến không thể bỏ qua khi...
Phú Quốc và 5 điểm du lịch tránh rét
Các điểm đến với nắng ấm, bãi biển đẹp đang được nhiều du khách quan tâm trong thời điểm nhiều vùng lạnh giá.
Về Cần Thơ, “lạc giữa rừng hoa” ngày cận Tết
Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, bà con ở làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ (quận Bình Thủy, TP Cần...
Du lịch Cồn Sơn - Lưu giữ hương vị Tết xưa
Cồn Sơn nằm ở địa phận khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 6km....

Ẩm thực Cần Thơ Xem thêm

Bánh hỏi mặt võng 'đệ nhất' Cần Thơ
Ngoài thiên nhiên trù phú thì miền đất Cửu Long còn có nhiều món ăn độc đáo được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của những con người...
Chè 100 món và loạt quán ăn vặt ngon ở Cần Thơ
Nếu đến xứ “gạo trắng nước trong”, du khách không nên bỏ lỡ những quán ăn ngon mang đậm phong vị miền Tây dưới đây.
Kem Côn Đảo dừa đất
Kem thì nơi nào cũng có nhưng kem dừa đất lại là món ăn vặt gây thương nhớ, mau thèm ở Côn Ðảo.
Bánh tét chùm ngây - Tài hoa của người Cồn Sơn
Bánh tét chùm ngây là món ăn lạ miệng đang chinh phục rất nhiều thực khách khi tham quan Cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)....
Độc đáo bánh tráng giấy mạch nha Cần Thơ tuổi đời 45 năm
Hiện nay nếu bạn đi rảo khắp TP. Cần Thơ, có lẽ sẽ không thể tìm được ai khác còn làm bánh tráng giấy mạch nha ăn với dừa nạo và...
Cá tra sông 30kg được chế biến 30 món ở Hội chợ du lịch quốc tế Cần Thơ
Tại Hội chợ Du lịch quốc tế Cần Thơ, một doanh nghiệp (DN) đã có màn trình diễn mổ cá tra “khủng” nặng 30kg để làm 30 món thiết...
Về miền Tây ăn mâm cơm dân dã: Những món ngon nhớ đời ít đâu bằng
Mâm cơm miền Tây toàn là sản vật của địa phương, với thịt gà, thịt vịt, cá tôm đánh bắt trong ao hay con rạch trước nhà. Mỗi nhà...
Gà ta toát mùi Tây
Giống vật nuôi hai chân "dám" qua mặt đàn anh bốn chân (heo, bò, cừu, dê...) về độ tiêu thụ phổ biến toàn cầu chắc chỉ có gà? Thế...
Đi chợ nổi Cái Răng, nhớ ghé ăn pizza hủ tiếu
Pizza hủ tiếu mỗi lò ăn mỗi kiểu, đi kèm là chà bông, thịt khìa hay trứng nhưng thú vị nhất vẫn là cảm giác giòn tan, béo...

Trải nghiệm Cần Thơ Xem thêm

Trải nghiệm một ngày ở chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng là khu chợ nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô mỗi ngày thu hút hàng nghìn lược du khách trong, ngoài nước mỗi khi có...
'Ăn ong' ở rừng U Minh Hạ
Nghề gác kèo ong ở rừng quốc gia U Minh Hạ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc...
Đình Bình Thủy – ngôi đình đẹp nhất xứ Tây Đô
Đình Bình Thủy được coi là ngôi đình đẹp nhất xứ Tây Đô và là một trong những ngôi đình cổ đặc sắc của miền Tây Nam Bộ.
Quyến rũ miệt vườn Cồn Sơn
Vài năm gần đây, Cồn Sơn trở thành điểm đến mới ở Cần Thơ, nơi du khách có thể trải nghiệm làm bánh dân gian, xem cá lóc nhảy,...
Khách Tây “mắt chữ a”, “mồm chữ o” khi trải nghiệm tại lò hủ tiếu miền Tây
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, trong tháng 10/2019 này, ước tính có trên 612.000 lượt du khách đến địa phương,...
Theo dấu chân “Người tình” ở xứ Tây Đô
Với kiến trúc độc đáo, thuộc sở hữu của gia tộc họ Dương, nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ) được rất nhiều người biết đến từ khi là...
Vẻ đẹp bình dị của du lịch cộng đồng Cồn Sơn, Cần Thơ
Đến Cần Thơ, du khách có thể trải nghiệm cuộc sống người dân miền Tây tại Cồn Sơn (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy)....
Thú vị tour xe đạp làng quê dành cho khách nước ngoài
Đạp xe trên những con đường quê mát mẻ rợp bóng cây xanh đã không còn quá xa lạ với du khách nước ngoài khi đến miền Tây nói...
Một Cần Thơ bình dị mà tuyệt đẹp trong phim ‘Hai Phượng’
“Hai Phượng” là một trong những bộ phim siêu hot hiện nay với bối cảnh phim dọc khắp các tỉnh miền Tây, và Cần Thơ - một địa điểm...

Cẩm nang du lịch Cần Thơ Xem thêm

7 điểm du lịch không nên bỏ qua khi đến Cần Thơ
“Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL, nổi tiếng bởi vẻ...
Thăm Cồn Sơn, ghé từng nhà thưởng thức món ngon
Với đặc trưng du lịch “mỗi nhà một món”, đến Cồn Sơn (Cần Thơ) nếu muốn no bụng, bạn phải đi đến từng nhà một để thưởng thức món...
Để không bị "chặt chém" khi đi chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua nếu đi du lịch miền Tây dịp Tết Nguyên đán. Bạn nên lưu ý một số...
Những điểm vui chơi đón Tết không thể bỏ qua ở miền Tây
Kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi dài 9 ngày sẽ là cơ hội tốt cho những ai muốn khám phá miền Tây sông nước, vốn đang là điểm du lịch hấp dẫn...
Những điểm đến dịp Tết Dương lịch ở miền Tây
4 ngày nghỉ Tết Dương lịch là một cơ hội hiếm có để "xách ba lô lên và đi" khám phá các địa điểm du lịch miền Tây.
10 điểm đến không thể bỏ qua tại Cần Thơ
Cần Thơ là một thành phố lớn ở khu vực Miền Tây với nhiều nét đẹp đặc biệt làm níu chân mọi du khách.

Khách sạn Cần Thơ Xem thêm

Homestay kiểu nông dân
Tắm bằng vòi sen tự chế, phòng ngủ giăng mùng kiểu nhà quê... gây ấn tượng với người nước ngoài.
Nova Phù Sa Azerai Cần Thơ: Khu nghỉ dưỡng đẳng cấp Đồng bằng sông Cửu Long
Nova Phù sa Azerai là khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp nằm trên Cồn Ấu, Tp. Cần Thơ, có diện tích 20 ha gồm 60 bungalow và 45...

Nhà hàng Cần Thơ Xem thêm

Quán cà phê cho khách ngồi trong lòng hồ cá ở Cần Thơ
Quán cafe có bàn được đặt dưới hồ nước để khách vừa thưởng thức đồ uống vừa ngắm hoặc cho đàn cá koi, cá trê màu hồng...
Lạ lẫm quán cà phê trên cây ở Cần Thơ
"Ẩm thực Sông Thơ" ở quận Ninh Kiều là điểm hẹn mới của giới trẻ Cần Thơ bởi ở đây có không gian thưởng thức cà phê lơ...