Ngày kỉng ceng chẹ (hay còn gọi là ngày kinh trập - diệt sâu bọ) của đồng bào Dao đỏ Yên Bái thường vào một ngày của tháng 2, tháng 3 âm lịch và phải là ngày kinh trập theo lịch của người Dao.
Đồng bào nơi đây không ai còn nhớ tục kỉng ceng chẹ có từ bao giờ, mà chỉ biết rằng theo ông bà, tổ tiên xưa, bà con sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc vào tự nhiên. Vì vậy có những năm sâu bọ bùng phát gây hại, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cây trồng. Chính vì lẽ đó mà đồng bào đã lập ngày kỉng ceng chẹ và được duy trì đến nay, với mong muốn cây trồng xanh tốt bội thu, không bị sâu bọ gây hại.
Các loại hạt giống được chuẩn bị
Theo bà Triệu Thị Tiếp ở thôn 2 Túc, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, đến ngày kỉng ceng chẹ, bà con phải chuẩn bị đầy đủ các loại hạt giống như ngô, lúa, bầu, bí, vừng, lạc, đậu, đỗ… và các hạt giống này được đưa vào chảo rang chín để sâu bọ gây hại cây trồng bị diệt trừ.
"Từ xa xưa người Dao đỏ chúng tôi đã có tục kỉng ceng chẹ. Ngày kỉng ceng chẹ thường phải dậy sớm hơn mọi khi và chuẩn bị đầy đủ những loại hạt giống gia đình thường hay gieo cấy cho vào chảo để rang với ý nghĩa diệt trừ các loại sâu bọ khi còn đang ở trong trứng để không có cơ hội bùng phát, gây hại cây trồng", bà Triệu Thị Tiếp cho biết.
Diệt trừ sâu bọ bằng cách rang chín các loại hạt giống Hạt giống sau khi được rang chín có thể ăn, vãi ra vườn rau, ruộng lúa để tiễn các loài sâu bọ. Tay vừa vãi hạt vừa nói “Hôm nay là ngày kỉng ceng chẹ, gia đình đã chuẩn bị đầy đủ hạt giống và cũng thực hiện xong việc diệt trừ sâu bọ. Vì vậy tôi xin tiễn các loài sâu bọ không được gây hại cho cây trồng của gia đình”. Sau khi thực hiện xong công việc này người phụ nữ mới cùng gia đình dùng bữa cơm sáng trước khi đi làm công việc đồng áng.
“Kỉng ceng chẹ thì không phải kiêng kỵ nghiêm ngặt như những ngày đại kỵ như thần sấm, thần gió hay ngày kiêng hổ. Ngày kỉng ceng chẹ thì gia đình vẫn đi làm bình thường, nhưng trước khi đi làm thì nhất thiết phải riệt trừ sâu bọ tức là phải đem rang hết tất cả các loại hạt giống mà gia đình gieo trồng. Tục lệ này vẫn được gia đình, bà con hàng xóm thực hiện hàng năm”, chị Thiều Thị Sính, thôn Lũng Hà, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho biết thêm.
Hạt giống được rang chín
Ngày nay, khoa học kỹ thuật càng phát triển, đồng bào người Dao đỏ Yên Bái cũng đã biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong phòng trừ sâu bệnh gây hại, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Nhưng tục kỉng ceng chẹ vẫn được bà con người Dao nơi đây phát huy, như nhắc nhở con cháu biết về một phương thức bảo vệ cây trồng trước sự gây hại của các loài sâu bọ của đồng bào mình từ thủa xa xưa.
Thiều Nghiệp / VOV Tây Bắc
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Lớp học nhảy hoàn toàn miễn phí dành cho các em học sinh vùng cao tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hoà,...
Cành quả lựu, quả hồng, mành tre trang trí… là một số sản phẩm trang trí ngày Tết đang thu hút nhiều người...
Châu Á có 6 đại diện nằm trong top 10 thành phố được viếng thăm nhiều nhất thế giới.
Tạp chí du lịch hàng đầu nước Mỹ Conde Nast Traveler mới đây công bố danh sách 10 thành phố lớn tốt nhất trên...
Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2023, những ngày này, người làng nghề bánh đa nem ở Ngự Câu (xã An...
Những ngày cuối năm, “xóm heo đất” tại Thanh Đa (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) lại bận rộn hơn thường nhật để đảm...
Năm nay, nhiều nhà vườn ở Hà Nội lo lắng “trượt” Tết vì thời tiết bất thường khiến những cánh đồng hoa đồng...
Gần Tết, ở vùng đất bãi ven sông Đáy thuộc xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) là những vườn phật thủ xanh...
Những ngày này, cây phát lộc tại xã Minh Tân (Đông Hưng, Thái Bình) xuất hiện tình trạng héo úa, hư hỏng hàng...
Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, làng hương Lai Triều (xã Dương Phúc, huyện Thái Thụy, Thái Bình)...
Hương vị của bát miến thơm ngon với sợi miến dai dai đã trở thành món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của...
Tại huyện Văn Giang (Hưng Yên) xuất hiện nhiều chậu quýt dáng lục bình khổng lồ độc đáo với giá thành khủng...