Tin tức

Bản sắc văn hóa trong thời kỳ hội nhập

16:29 - 24/11/2021
Bản sắc văn hóa do các cộng đồng dân tộc sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn, phát triển là những nét riêng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Và cũng từ đó khẳng định bản sắc, giá trị đặc trưng riêng biệt của dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới.

Văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống là văn hóa gốc của dân tộc, sinh ra cùng với đời sống lao động của quần chúng nhân dân. Trải qua hàng ngàn năm, ông cha ta đã để lại một kho tàng đồ sộ các giá trị văn hóa nghệ thuật phong phú như ca dao, hò vè, các tín ngưỡng dân gian, các lễ hội, các loại hình diễn xướng như múa rối, ca trù, trống quân, hát xẩm… và rất nhiều nghề thủ công truyền thống. 

Theo Tiến sỹ Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, bản sắc của mỗi tộc người, hay mỗi dân tộc đều được hình thành từ ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng… 

Sự khác biệt này cũng là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Chính vì thế, bản sắc của văn hóa dân tộc vẫn thường được gọi là “thẻ căn cước” về tộc người, khi bước ra thế giới thì đây cũng chính là “mã định danh” để nhìn vào đó người ta có thể dễ dàng nhận ra đó là dân tộc nào.

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại 

Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa dân gian đã được quan tâm, qua đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc. 

Công tác sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật; phục dựng bảo tồn các lễ hội truyền thống đặc sắc có nguy cơ mai một, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tạo điều kiện để phát triển mô hình văn hóa - du lịch cũng được triển khai và từng bước đi vào thực tế.

Sự bùng nổ của văn hóa dân tộc và những thành tựu thu được của văn hóa, văn nghệ dân gian đã góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là việc sưu tầm được hàng ngàn tác phẩm văn hóa nghệ thuật của 54 dân tộc anh em sống trên dải đất Việt Nam. 

Qua đây góp phần vào việc bảo tồn, lưu giữ được các giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo và đa dạng của các dân tộc không bị mất đi, giúp cho sự phát triển văn hóa ngày nay, góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước.

Văn hóa, văn nghệ dân gian và các văn nghệ sỹ đã có những đóng góp rất lớn vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Nếu như trong kháng chiến, văn nghệ sỹ vừa chiến đấu, vừa cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, gây tiếng vang và có tác động mạnh trong việc thôi thúc hàng triệu người “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", thì trong thời bình, văn nghệ sỹ lại lao vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, thúc đẩy sức mạnh tinh thần, vật chất của mọi tầng lớp nhân dân, khơi dậy lòng nhân ái, lòng trắc ẩn trong mỗi con người, sự chia sẻ, đùm bọc của người dân trong lúc đất nước gặp khó khăn. Từ đó, củng cố niềm tin vào Đảng, vào chế độ, củng cố khối đoàn kết dân tộc, kết nối giữa các cộng đồng, cá nhân trong xã hội.

Mặc dù có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, song văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức và đối mặt với nguy cơ bị mai một.

Đứng trước sự bùng nổ của mạng internet và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, văn học nghệ thuật nói chung, văn hóa, văn nghệ dân gian nói riêng đang đối mặt với những tác động vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là nguy cơ mai một văn hóa dân tộc, xuống cấp đạo đức và các giá trị nhân bản của cha ông để lại. 

Nhiều dân tộc đã không còn chữ viết, tiếng nói, trang phục… tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi có chiều hướng gia tăng, giới trẻ quay lưng và không còn mặn mà với văn hóa dân tộc... thực trạng này khiến những nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật lo ngại. Đó là thực tế về mặt tổ chức, hoạt động và hội viên của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Còn nhìn rộng ra trong xã hội, các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đặt ra nhiều mối lo. 

Một trong những thách thức của toàn cầu hóa hiện nay là việc một bộ phận lớn thanh niên muốn "chạy theo" luồng văn hóa mới từ bên ngoài vào. Do bản lĩnh còn chưa vững vàng nên dễ bị tiêm nhiễm và đua đòi, ăn chơi nên bỏ quên, thậm chí coi thường văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa dân tộc mất chỗ đứng trong bản thân họ và nguy hiểm hơn là thậm chí họ "quay lưng" với văn hóa truyền thống.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Lê Hồng Lý, đây cũng là một "lỗi" của các thế hệ đi trước trong giai đoạn bao cấp, kinh tế khó khăn vì mải mê đi kiếm sống nên lơ là với việc giáo dục con cái, đến khi nhận ra thì đã muộn. Có một vấn đề nữa là trong tâm thức của thế hệ đi trước, theo truyền thống cứ nghĩ rằng “trăng đến rằm trăng tròn" nên cũng có phần chủ quan, không uốn nắn từ lúc còn trẻ, giống như cái cây, đến khi đã lớn nếu uốn không cần thận thì gãy. Đây chính là vai trò của văn hóa gia đình, cộng đồng làng và các tổ chức phi quan phương, những bộ phận vô cùng quan trọng của văn hóa dân gian Việt Nam, để đến bây giờ truyền thống bị thách thức.

Thách thức của kinh tế thị trường đối với văn hóa truyền thống cũng là một vấn đề nan giải. Do mục đích kinh tế, vì lợi nhuận mà làm biến dạng những di sản truyền thống. Đó là việc khai thác những chi tiết, khía cạnh giật gân, trần tục của văn hóa truyền thống khiến nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị hiểu sai lệch và dẫn đến những thực hành thiếu văn hóa, gây ra những phản cảm trong xã hội hiện đại.

Một thách thức khác đối với văn hóa đó là tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa diễn ra như vũ bão ở tất cả mọi nơi, không gian của đình, đến, chùa, miêu và những di sản khác bị lấn chiếm, thôn tính một cách không thương tiếc. Nhiều di sản vật thể bị phá huỷ kéo theo nó là các di sản phi vật thể cũng đi theo.

Ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp 

Trong suốt 35 năm qua từ khi đổi mới, nhà nước đã tạo điều kiện cho văn học nghệ thuật một nguồn lực kinh phí, tuy nhiên do điều kiện khó khăn của đất nước nên nguồn kinh phí đó còn rất hạn hẹp, công tác sưu tầm, nghiên cứu, tập huấn, tài trợ... đều bị hạn chế. Giáo sư, Tiến sỹ Lê Hồng Lý cho rằng, cần có chiến lược khai thác, lưu giữ các giá trị văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống càng sớm càng tốt, bởi nếu không sớm gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa sẽ mất đi trước khi đất nước giàu lên, rồi đến khi giàu thì không thể nào có lại được.

Các nhà văn hóa, các văn nghệ sỹ là những người có công trực tiếp vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trước nguy cơ "xâm lăng văn hóa" ngày càng mạnh mẽ do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 

Đẩy mạnh việc tăng cường giao lưu văn hóa với quốc tế để một mặt quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới và thu nhận những tinh hoa của văn hóa thế giới vào nước ta. 

Dùng văn hóa như một phương tiện để hội nhập sâu rộng với quốc tế và kêu gọi sự ủng hộ quốc tế cũng như đóng góp vào văn hóa thế giới bằng văn hóa dân tộc. Từ đây có thể dùng văn hóa, nghệ thuật truyền thống để phát triển công nghiệp văn hóa, biến văn hóa thành sản phẩm hàng hóa và là hàng hóa chất lượng cao để tạo ra nguồn lực kinh tế cho sự phát triển đất nước.

PV/VOVTV

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

Tin tức liên quan

Chính thức phát động cuộc thi giải toán trên máy tính bằng hình thức online
Chính thức phát động cuộc thi giải toán trên máy tính bằng hình thức online

10/11/2024

Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...

Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT
Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT

06/07/2024

Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...

Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz
Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz

06/11/2023

Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...

Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?
Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?

09/10/2023

Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...

Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

19/03/2023

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...

Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

18/03/2023

Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...

Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc
Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc

17/03/2019

“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...

Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội
Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội

22/02/2023

Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.

Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023
Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023

20/02/2023

Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...

Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia
Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia

31/03/2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...

Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

14/02/2023

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...

Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

10/02/2023

Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...