Văn hóa

Gìn giữ giá trị văn hóa của Phiên chợ Âm dương

10:07 - 24/11/2021
Ngày 23/11, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Bắc Ninh phối hợp với Viện Sử học, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Phiên chợ Âm dương - Giá trị lịch sử văn hóa.

Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ Viện Sử học, Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Nghiên cứu Hán nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam...

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Sử học cho biết, theo truyền ngôn từ gần hai nghìn năm trước, trên địa bàn Ma Ổ trang hay còn gọi là làng Ó (khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh ngày nay) đã hình thành một lễ hội đặc biệt, đó là Phiên chợ Âm dương - nơi người ở dương gian và người dưới âm phủ gặp nhau vào mùng 4, mùng 5 tháng Giêng hàng năm. 

Sau các hoạt động gặp gỡ, mua bán giữa hai thế giới âm dương là phần giao duyên của thế giới người trần bằng hình thức hát quan họ. Tuy nhiên, trải qua thời gian, lễ hội không còn tổ chức và chỉ còn lại trong trí nhớ của người dân.

Hội thảo khoa học Phiên chợ Âm Dương - Giá trị lịch sử văn hóa xoay quanh 3 nội dung gồm những vấn đề chung và lễ hội Âm dương trong lịch sử; Lễ hội Âm dương làng Ó và vấn đề khôi phục lễ hội Âm dương. 

Các nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng dân gian ở nhiều địa phương, có nhiều yếu tố, nội dung liên quan đến Phiên chợ Âm dương, một số cứ liệu dân gian, tài liệu lịch sử liên quan đến Phiên chợ Âm dương đã và đang tổ chức ở một số địa phương trên phạm vi cả nước; đồng thời, tìm hiểu về giá trị văn hoá truyền thống làng Xuân Ổ phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh trong đó giá trị văn hóa đặc thù chính vẫn là Phiên chợ Âm dương và lễ hội làng Xuân Ổ. Bên cạnh đó, các đại biểu thảo luận về nội dung khôi phục lại Phiên chợ Âm duơng và tổ chức lễ hội truyền thống, các vấn đề xung quanh việc xây dựng kịch bản khôi phục lễ hội...

Hội thảo khoa học Phiên chợ Âm dương - Giá trị lịch sử văn hóa. Ảnh: Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh

Chia sẻ về ý nghĩa Phiên chợ Âm dương, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị An, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết Phiên chợ Âm dương của làng Xuân Ổ không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng văn hóa tương đối phổ biến ở làng xã Việt Nam mang ý nghĩa văn hóa phong tục, thể hiện ký ức lịch sử, đời sống tâm linh của người dân được tích lũy qua hàng nghìn năm. 

Đây là phiên chợ thể hiện tình cảm tri ân với các bậc tiền nhân trong trong công cuộc giữ nước, thể hiện tâm lý cầu may, cầu mùa vào thời khắc năm mới, khát khao giao hòa tình cảm với cộng đồng trong hiện tại, quá khứ.

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng việc phục dựng lễ hội làng Xuân Ổ là để phục hồi lại một lễ hội văn hóa vừa mang tính tâm linh vừa thể hiện truyền thống nhân văn của dân tộc ta. Do lễ hội đã không được tổ chức từ rất lâu nên những người chứng kiến nó không còn hoặc còn thì trí nhớ phần nào bị mai một, vì vậy cần nghiên cứu để phục dựng lại bằng kịch bản cụ thể. Theo đó, Giáo sư đề nghị cần nghiên cứu tư liệu, không gian lễ hội, phục dựng các nghi lễ, phục dựng phần chợ Âm dương, xây dựng phần hội trong lễ hội.

Giáo sư cũng khẳng định do lễ hội đã mất từ lâu nên điều kiện về tư liệu và khó khăn khác có thể chưa cho phép phục dựng được mọi chi tiết ngay trong những năm tới. Vì vậy, vấn đề đặt ra khu phục dựng lại lễ hội cần vừa làm vừa rút kinh nghiệm năm này cho năm sau để có lễ hội hoàn chỉnh, phù hợp với lễ hội vừa mang tính truyền thống, vừa mang hơi thở của thời đại hôm nay.

Nói về không gian chợ Âm dương, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Mạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho rằng, việc phục dựng chợ nên gắn với nghiên cứu khôi phục các hoạt động như hội chợ, vào đám, rước kiệu, hát quan họ theo truyền thống và tục lệ trước đây của địa phương. 

Việc thiết kế không gian phục dựng phiên chợ phù hợp với không gian cảnh quan ở khu vực gắn với quy hoạch chung đô thị cũng như hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa đình, đền chùa của địa phương. Đồng thời, không gian chợ cần đưa một số yếu tố họa động kinh tế, văn hóa mới gắn với không gian sinh hoạt văn hóa chợ Âm dương như tổ chức không gian kinh doanh gồm các hoạt động mua sắm, ẩm thực, văn hóa, nghệ thuật...

Theo tài liệu còn lưu giữ lại, năm Nhâm Dần (năm 43) sau Công nguyên, nhà Hán lệnh cho Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Quân giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) đã gặp quân của Hai Bà Trưng và xảy ra trận kịch chiến, nhiều quân lính đã hy sinh. Sau trận chiến, thân nhân của những người lính đó đã về tìm kiếm người thân vào dịp sau Tết Nguyên đán.

Họ đến bãi chiến trường để thắp hương và đốt vàng mã cho người thân. Dần dần, người dân quan niệm, cửa âm phủ một năm chỉ mở một lần vào đêm mùng 4, rạng ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch cho người dưới âm lên gặp người thân của mình trên trần gian. Từ đó, sinh ra chợ Âm dương. Chợ họp trên bãi đất trước là chiến trường. Đến nay, chợ Âm dương không còn được duy trì, nhưng ký ức về phiên chợ này vẫn còn tồn tại trong tâm trí của những người dân nơi đây.

VOVTV / TTXVN

Tỉnh thành Bắc Ninh

Bắc Ninh
Bắc Ninh là nơi hội tụ của nhiều dấu tích văn hóa và tôn giáo lớn của người Việt xưa.

Điểm đến Bắc Ninh Xem thêm

Làng tranh Đông Hồ
Làng Đông Hồ từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Chùa Phật Tích
Tham quan những công trình kiến trúc và di vật cổ độc đáo thời Lý ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh.
Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam
Chùa Dâu ở Bắc Ninh là nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp - bốn vị nữ thần tương ứng với các hiện tượng mây, gió, sấm,...
Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh là một địa chỉ thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là những nhà kinh doanh vào mỗi dịp đầu năm và cuối...
Văn Miếu vinh danh vùng Kinh Bắc
Vùng đất Kinh Bắc vốn nổi tiếng với truyền thống hiếu học và những người con thành danh khoa cử. Văn Miếu Bắc Ninh là nơi vinh...
Chùa Phật Tích - Nơi có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam
Chùa Phật Tích xưa có tên là chùa Vạn Phúc Tự, là một trong những nơi được truyền bá Phật giáo sớm nhất từ Ấn Độ vào Việt Nam....
Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh: Chạm khắc những nét kiến trúc độc đáo
Từ trung tâm Thủ đô Hà Nội đi qua cầu Vĩnh Tuy tới đường quốc lộ số 5. Đi tới gần ga Phú Thụy rẽ tay trái vào đường Ỷ Lan, tới...
Cổ tự trên đỉnh Lạn Kha
Một sớm cuối tuần, chúng tôi có dịp tham quan chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Ngôi chùa có lịch sử...
Thăm Đình Bảng - một trong ba ngôi đình đẹp nhất Kinh Bắc
Với nhiều du khách mỗi khi đến thăm vùng đất cổ xinh đẹp Kinh Bắc, đình làng Đình Bảng là địa danh nhất định phải ghé...

Ẩm thực Bắc Ninh Xem thêm

Đậu gù Trà Lâm - Món ăn bình dị xứ Bắc
Thôn Trà Lâm (xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là làng đậu phụ với truyền thống 300 năm. Những năm gần đây, trong...
Đặc sắc “cơm Quan họ”
Không giống với các loại hình dân ca khác, Quan họ là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp gồm 5 mặt hoạt động: tục kết bạn Quan...
Bánh phu thê Đình Bảng - Ước mơ về cuộc sống gia đình hạnh phúc
Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, người dân Bắc Ninh lại nô nức chuẩn bị những cặp bánh phu thê thơm ngon với mong ước cuộc sống sung...
Bánh cuốn Mão Điền - món quà quê của người Kinh Bắc
Xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng là vùng đất hiếu học mà nơi đây còn được biết đến với món bánh...
Về Bùi Xá thăm làng nem truyền thống
Món nem với thương hiệu nem Bùi ở làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh là đặc sản gia truyền được nhiều người ưa...
Thơm mát bánh tro Đình Tổ
Khi nhắc đến các loại bánh dân giã miền quê Bắc Bộ thì không thể không nhắc đến bánh tro. Bánh tro có ở nhiều nơi, mỗi nơi lại có...
 Bánh khúc đen làng Diềm - thức quà quen mà lạ
Làng Diềm hay còn làng Viêm Xá, thuộc xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh không chỉ được biết đến là nơi phát khởi những làn...
Tương Đình Tổ, món quà của người Kinh Bắc
Nằm ở bờ Nam sông Đuống, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh từ xưa đã nổi tiếng với làng tranh Đông Hồ và các di tích lịch sử văn hoá...
Bánh phu thê Đình Bảng - Đặc sản miền quan họ Bắc Ninh
Dẻo thơm gạo nếp, ngọt bùi hạt sen, giòn béo vị cùi dừa làm nên món đặc sản nổi tiếng vùng Kinh Bắc.

Trải nghiệm Bắc Ninh Xem thêm

Bé gái Bắc Ninh xinh như thiên thần bên hoa sen
Trong những khoảnh khắc bên hoa sen tinh khôi, bé gái đến từ “quê hương quan họ” khiến người xem khó lòng rời mắt bởi sự đáng...
Về miền ký ức “bên kia sông Đuống”
Trải qua hàng trăm năm lịch sử và cả những thăng trầm của thời đại, sông Đuống vẫn “trôi đi, một dòng lấp lánh”, là địa danh...

Cẩm nang du lịch Bắc Ninh Xem thêm

10 làng quê Việt Nam đẹp cổ kính và nên thơ
Trải dài khắp mảnh đất hình chữ S, từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, là những làng quê nổi bật với vẻ đẹp cổ kính và nên...
Mùa xuân thăm các di tích quốc gia đặc biệt ở miền quan họ
Miền quan họ Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê Kinh Bắc điển hình, nơi đây có rất nhiều di tích quốc gia đặc biệt không chỉ có lịch...

Khách sạn Bắc Ninh Xem thêm

Khám phá "lâu đài cổ tích" Jungle House Bắc Ninh
Thoạt nhìn, bạn như lạc vào một lâu đài cổ tích bỏ hoang. Thực ra, Jungle house Bắc Ninh là điểm nghỉ dưỡng vô cùng lãng mạn, ấm...