Hiện nay, đang bước vào mùa DL cao điểm và sắp đến Lễ hội Katê, lượng khách tiếp tục đổ về di tích tham quan, mục tiêu đề ra đón trên 120.000 lượt khách năm 2019 sẽ hoàn thành và vượt xa. Qua đó, góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh, vị thế DL Ninh Thuận đến với du khách trong nước và quốc tế.
Tháp Pô Klong Garai thu hút đông du khách đến tham quan. Ảnh: V.M
Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Pô Klong Garai là quần thể tháp Chăm được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV. Đây là cụm tháp còn lại gần như hoàn thiện nhất trong hệ thống tháp Chăm. Trước và sau khi tái lập tỉnh, công tác tu bổ, tôn tạo tháp Pô Klong Garai luôn được tỉnh ta quan tâm huy động được nhiều nguồn lực từ trung ương, địa phương và từ cộng đồng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa này. Nhất là sau khi tỉnh ta tổ chức Lễ đón nhận và tôn vinh Di tích quốc gia đặc biệt cho Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Pô Klong Garai theo Quyết định số 2499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ nhân dịp kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh (1-4-2017), Di tích luôn đón nhận lượng khách tăng đột biến đến tham quan, khám phá.
Có mặt tại khu di tích, chúng tôi ghi nhận được không khí sôi động của khách tham quan. Anh Nguyễn Văn Hùng, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: Khu di tích đẹp, bí ẩn lôi cuốn bởi các mặt hàng lưu niệm, các sản phẩm gốm và dệt may độc đáo của người Chăm để mua làm quà cho người thân. Mặc dù thời gian lưu lại khá là ít nhưng theo chủ quan của tôi thì khu di tích văn hóa Chăm thực sự là điểm đến lý thú của DL Ninh Thuận. Còn nhóm bạn trẻ đến từ miền Tây, vừa khám phá, chụp ảnh vừa chia sẻ hình ảnh lên trang cá nhân của mình khi tham quan di tích. Hoài Nam một thành viên trong nhóm, cho biết: Điều làm chúng tôi ấn tượng về Tháp không chỉ bề dày về thời gian của văn hóa Chăm, mà tại đây chúng tôi được trải nghiệm lý thú khi tự tay làm ra một sản phẩm gốm, hay tham gia dệt thổ cẩm cùng nghệ nhân Chăm.
Nhiều sản phẩm gốm Chăm được trưng bày tại Tháp Pô Klong Garai thu hút du khách tham quan và mua sắm. Ảnh: Văn Nỷ
Ông Nguyễn Văn Linh, Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh, cho biết: Song song với công tác bảo tồn, Ban Quản lý cũng đã đổi mới và đưa vào áp dụng nhiều giải pháp mới nhằm phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa phục vụ, thu hút du khách. Nếu như trước đây, các đoàn tham quan phải thuê hướng dẫn viên thuyết minh về tháp, hiện nay Ban đã bố trí đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, thuyết minh miễn phí cho du khách bằng 2 song ngữ Việt-Anh khi đến tham quan. Đơn vị đã chủ động, kết hợp mở ra nhiều sản phẩm DL để thu hút du khách. Trước kia, chỉ biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm vào dịp Lễ hội Katê, thì nay tất cả các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, lễ tết đều tổ chức biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm phục vụ cho du khách. Trên tháp, Ban Quản lý trang bị một số lễ phục của đồng bào Chăm để hỗ trợ cho du khách mượn mặc miễn phí, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài khai thác Lễ hội Katê vốn có ở tháp, Ban cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan và các vị chức sắc trong cộng đồng người Chăm phục dựng lại 3 lễ hội thường xuyên tổ chức tại tháp, gồm: Lễ Yuơr Yang, Lễ Cambur và Lễ Peh Bi mbeng Yang. Đồng thời, mời các nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc, Dệt Thổ cẩm Mỹ nghiệp đến khu di tích trình diễn nghệ thuật làm gốm, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp cho du khách xemvà trải nghiệm làm gốm, dệt thổ cẩm… Đây là việc làm thiết thực vừa bảo tồn giá trị văn hóa, vừa khai thác, phát huy giá trị văn hóa của di sản văn hóa, qua đó giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Chăm, tạo thêm điểm nhấn cho du khách đến tham quan di tích.
Đặc biệt, từ dịp lễ 30-4 đến nay, đơn vị đã đưa vào sử dụng vận hành xe điện động cơ xăng phục vụ du khách, nhất là du khách lớn tuổi, người tàn tật, trẻ em… từ khuôn viên di tích tháp lên đến hệ thống tháp chính. Rất nhiều du khách thích thú, đứng xếp hàng mua vé, chờ đến lượt trải nghiệm xe điện động cơ xăng chạy len lỏi giữ rừng cây, men theo sườn đồi lên tháp chính. Đây là sản phẩm DL mới, đơn vị đang thử nghiệm. Hiện nay, đơn vị đang chờ các sở, ngành liên quan đánh giá, khi được cấp phép, đơn vị sẽ trang bị thêm một số xe đưa vào vận hành chính thức. Bên cạnh đó, đơn vị cũng chú trọng đầu tư sửa chữa, nâng cấp cổng, sân, khu khuôn viên và trồng thêm cây xanh tại Tháp Pô Klong Garai; kiểm tra, xử lý, sắp xếp tranh ảnh và các hiện vật tại phòng trưng bày hiện vật văn hóa Chăm hàng tháng theo định kỳ. Đẩy mạnh công tác quảng bá bằng nhiều hình thức, như: tờ gấp, mạng xã hội,... tiếp cận và kết nối với các dịch vụ đưa tour, tuyến ở các tỉnh, thành phố lớn, nhờ vậy, di tích ngày càng được du khách biết đến.
Ông Nguyễn Văn Linh, cho biết thêm: Do tính chất di tích đặc biệt quốc gia, đơn vị tiếp tục tham mưu cho tỉnh chú trọng chính sách đầu tư, sử dụng di sản, phát triển kinh tế, DL, văn hóa theo hướng bền vững; hài hòa giữa bảo tồn và khai thác, để di sản mang lại lợi ích tinh thần và vật chất cho xã hội. Cùng với đó, khai thác phát triển giá trị di sản văn hóa Chăm, mở ra nhiều sản phẩm DL mới để thu hút du khách. Xây dựng, đưa di tích tháp Pô Klong Garai trở thành điểm đến hấp dẫn của DL Ninh Thuận.
Xuân Bính/baoninhthuan.com.vn
Sáng 15/5, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận tại TP.HCM năm 2022...
Ngày 14/4, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa...
Trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia- Quảng Nam 2022, hôm nay (27/3), tại thành phố Hội An, UBND tỉnh Ninh...
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có công văn về việc tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, giải trí trong...
Du lịch cộng đồng hiện nay đã không còn xa lạ với các địa phương có đông đồng bào Chăm sinh sống ở Ninh...
Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Ninh Thuận vừa công bố Đề án phát triển Du lịch Ninh Thuận giai đoạn...
Hoạt động du lịch tại Ninh Thuận đang được tái khởi động với các chương trình đón khách trên cơ sở bảo đảm...
Ngày 7/11, ông Lê Diệp Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, ngành du lịch Ninh...
Lễ hội Katê năm 2021 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ diễn ra từ...
Ngày 27/6, tỉnh Ninh Thuận kích hoạt lại một số chốt giao thông, tạm dừng các hoạt động tập trung đông người,...
Ngày 18/6/2021, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có thông báo cho phép hoạt động trở lại một số dịch vụ, trong đó có...
Sáng ngày 12/5, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận có văn bản gửi các sở, ban, ngành và địa phương về việc đẩy...