Tối 11/11, tại bản Thèn Pả (xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên), UBND huyện Mường Chà phối hợp với chính quyền xã Sa Lông tổ chức lễ công bố, trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang”, thuộc loại hình tri thức dân gian đối với nghề làm giày của cộng đồng dân tộc người Xạ Phang, sinh sống tại các xã Tả Sìn Thàng, Lao Xả Phình (huyện Tủa Chùa), xã Huổi Lèng, Sa Lông (huyện Mường Chà) và xã Phìn Hồ, (huyện Nậm Pồ), tỉnh Điện Biên.
Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang có dân số khoảng hơn 2.000 người, cư trú thành bản, theo dòng họ ở các huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Tủa Chùa... Quá trình định cư, lập bản, đến nay, đồng bào Xạ Phang vẫn gìn giữ, bảo lưu được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc trong lao động, sinh hoạt hàng ngày, trong đó nghề làm giày thêu là một điển hình.
Với việc “Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang” được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tỉnh Điện Biên đã có 12 di sản nằm trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Những năm qua, các di sản đã góp phần tích cực trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, góp phần phát triển du lịch, bổ sung thêm nguồn tư liệu di sản văn hóa độc đáo trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Nghề làm giày thêu (liển hài) của người Xạ Phang được thực hành, trao truyền trong gia đình, cộng đồng, không chỉ là truyền dạy tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, còn ẩn chứa những thông điệp nhân văn sâu sắc về lối sống tích cực, chăm chỉ, tính nhẫn nại, kiên trì của người Xạ Phang. Đây là các yếu tố nội sinh để đến nay di sản được giữ gìn, bảo tồn rất tốt, có tác động tích cực đến việc giáo dục thế hệ trẻ, góp phần gắn kết cộng đồng, bảo tồn những tinh hoa văn hóa dân tộc.
Giày của người Xạ Phang có nhiều loại để phân biệt giới tính, độ tuổi và mục đích sử dụng hàng ngày cũng như trong những sự kiện trọng đại của lễ tục vòng đời. Mỗi loại đều có kiểu dáng, màu sắc, họa tiết riêng trên các bộ phận cấu thành của chiếc giày. Đôi giày của người Xạ Phang do những người phụ nữ tự khâu, thêu cho các thành viên trong gia đình sử dụng và tích lũy dùng dần. Để hoàn thiện một đôi giày thêu, người phụ nữ Xạ Phang phải mất khoảng thời gian từ 10 - 12 ngày.
Để làm được một đôi giày thêu tốt, phải trải qua nhiều công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, lựa chọn kiểu giày phù hợp với đối tượng sử dụng để cắt và khâu đế giày, tạo hình hoa văn, thêu hoa văn trên thân giày, khâu ráp thân giày, quai giày với đế để hoàn chỉnh giày. Việc chế tác và thêu các họa tiết hoa văn sặc sỡ, độc đáo thể hiện sự tinh tế, bàn tay khéo léo, tư duy thẩm mỹ sáng tạo của người phụ nữ Xạ Phang. Mỗi đôi giày hoàn thiện đều trở thành một tác phẩm nghệ thuật, trong đó ẩn chứa tình cảm, tâm tư và những ước mơ, hy vọng của người tạo ra giày; đồng thời thể hiện sự tự tin, lạc quan, luôn hướng tới những niềm vui, những điều may mắn trong cuộc sống.
Hiện nay, tại các bản làng người Xạ Phang sinh sống, các em nhỏ khi đến độ tuổi từ 10-12 tuổi được mẹ, chị, bà truyền dạy cho cách thuê thùa, may vá; tạo lập nên ý thức gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống của cộng đồng, tộc người cho thế hệ trẻ.
Với giá trị tiêu biểu, nghề làm giày thêu của người Xạ Phang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2021.
Như vậy, đến nay tỉnh Điện Biên đã có 12 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, cụ thể gồm: Nghề làm giày thêu của người Hoa (Xạ Phang) ở các xã Tả Sìn Thàng, Lao Xả Phình (huyện Tủa Chùa), xã Huổi Lèng, Sa Lông (huyện Mường Chà) và xã Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ); Nghệ thuật trình diễn múa dân gian của người Khơ Mú tại thành phố Điện Biên Phủ và các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà và Nậm Pồ.
Nghệ thuật Xòe Thái (tỉnh Điện Biên); Tết Nào Pê chầu của người Mông đen tại bản Nậm Pọng (xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng); Lễ Kin Pang Then của người Thái Trắng tại bản Na Nát (phường Na Lay, thị xã Mường Lay); Lễ hội đền Hoàng Công Chất tại Thành Bản Phủ (xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên), Tết té nước của người Lào tại bản Na Sang 1 (xã Núa Ngam, huyện Điện Biên).
Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông hoa tại bản Cổng Trời (xã Sa Lông, huyện Mường Chà); Lễ Gạ ma thú của người Hà Nhì (huyện Mường Nhé); Tết “Mền loóng phạt ái” của người Cống; Lễ Tủ cải (Lễ cấp sắc) của người Dao quần chẹt bản Huổi Lóng (xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa); Lễ Pang Phoóng của người Kháng (huyện Tuần Giáo).
VOVTV / TTXVN
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...