Nhiều địa phương phát triển du lịch quá “nóng” |
Năm 2018 có thể coi là một năm thành công đối với ngành công nghiệp không khói tại Việt Nam. Việc liên tục có tên trong danh sách những điểm đến mới nổi do các tạp chí uy tín quốc tế bình chọn khiến Việt Nam trở thành một nhân tố hấp dẫn tại khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn từ 2014-2018, tốc độ tăng trường trung bình của ngành du lịch là khoảng 20%/năm đối với khách quốc tế và 10% đối với khách nội địa.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sự phát triển nóng của ngành du lịch là thực trạng các nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị đe dọa nghiêm trọng.
TS Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
“Cả một đảo lớn như Phú Quốc mà chưa có một hệ thống xử lý rác thải đồng bộ và chuyên nghiệp. Hệ lụy chúng ta có thể nhìn thấy trước mắt là một bãi rác khổng lồ đang tồn tại dọc tuyến đường ra khu du lịch của tập đoàn Vingroup. Nếu tình trạng này không được xử lý thì chỉ 5 năm nữa, tôi e là Phú Quốc sẽ không còn là đảo ngọc nữa mà sẽ là “đảo rác” –TS Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm, không chỉ Phú Quốc mà nhiều thắng cảnh nổi tiếng khác: Nha Trang, Hạ Long… cũng đang chịu tình trạng tương tự: “Vịnh Hạ Long, danh thắng đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới cũng vẫn tồn tại thực trạng nước thải xả thẳng ra môi trường, thậm chí là lấp biển để xây dựng công trình phục vụ du lịch”.
Mới đây nhất, theo phản ánh của Zing.vn, núi Chín Khúc (TP Nha Trang, Khánh Hòa) đang bị “băm nát” để xây dựng biệt thự và dự án tâm linh, gây bức xúc trong dư luận. Đáng chú ý, dù đang trong giai đoạn đề xuất dự án, nhưng thực tế thì ngọn núi đã bị san ủi, đào xới nhiều năm nay.
Đại công trường đang thi công trên đỉnh núi Chín Khúc
“Nếu tiếp tục phát triển bằng mọi giá, rồi sẽ đến lúc tài nguyên sẽ biến mất, môi trường bị phá hủy và thế hệ tương lai sẽ trách cứ chúng ta” – Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam: Không thể phát triển du lịch bằng mọi giá |
Với 46 không gian bảo tồn, hơn 400 cơ sở du lịch được công nhận bền vững nhờ áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, 300 khu bảo tồn sinh thái, Tây Ban Nha là quốc gia nổi tiếng với ngành du lịch xanh. Do đó không khó để lý giải vì sao với dân số chỉ khoảng 48 triệu người nhưng Tây Ban Nha lại thu hút số lượng khách nước ngoài lên tới 80 triệu người mỗi năm.
Tây Ban Nha - quốc gia nổi tiếng với ngành du lịch xanh
Chia sẻ tại Diễn đàn Du lịch xanh mới diễn ra tại Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Tây Ban Nha tại Việt Nam Jessús Figa Lospez-Palop chia sẻ, thập niên 70-80 của thế kỉ trước, ngành du lịch Tây Ban Nha cũng từng ở trong tình trạng phát triển nóng như Việt Nam bây giờ. Với đường bờ biển Địa Trung Hải trải dài, ẩm thực phong phú, giá dịch vụ rẻ, Tây Ban Nha đã chạy theo phát triển du lịch mà dẫn tới phá hỏng một phần bờ biển tuyệt đẹp của mình.
“Số lượng du khách là quan trọng, tăng trưởng kinh tế cũng thực sự quan trọng, nhưng xin lưu ý rằng, những gì đã phá hủy sẽ không bao giờ trở lại được như trước” - Bà Jessús Figa Lospez-Palop cảnh báo.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Tây Ban Nha tại Việt Nam Jessús Figa Lospez-Palop
Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam Jessús Figa Lospez-Palop khuyến nghị Việt Nam nên tăng cường tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường ngay từ các cấp học. Bên cạnh đó, Chính phủ và các ngành kinh tế tư nhân nên phối hợp chặt chẽ với những chính sách thực sự nghiêm túc để làm sao phải đặt mục đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên lên hàng đầu, tránh để tác động lên môi trường và xã hội.
Sẽ không phải nói nhiều về tầm quan trọng của việc bảo tồn tài nguyên với phát triển du lịch, nhưng làm thế nào để thực hiện được những điều tưởng chừng đơn giản đó lại không hề dễ dàng. Và nếu như không bắt đầu ngay, thì việc tiến tới “du lịch xanh” tại Việt Nam sẽ mãi chỉ là khẩu hiệu. Câu chuyện về núi Chín Khúc (Nha Trang) mới đây nhất chính là lời cảnh báo cho điều đó.
Anh Vũ/ Vietnam Journey
Với mục tiêu xây dựng khu vực tham quan trở thành điểm đến văn minh, giảm thiểu rác thải nhựa, UBND thành phố...
Phú Quốc vừa có thêm một tổ hợp thể thao giải trí biển chính thức đi vào hoạt động phục vụ du khách bắt đầu...
Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, nhiều điểm du lịch trên cả nước đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, giải...
Chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 29/4 - 2/5 tới đây, tại khu du lịch nghỉ...
Chiều 8/4, tại TP Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Việt Nam...
Sau gần 2 năm tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid 19, khu du lịch Chùa Hang – Hòn Phụ Tử, một điểm...
Do kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 nên từ đầu năm đến nay, du lịch tại quần đảo Nam Du (thuộc huyện Kiên...
Năm 2021, tỉnh Kiên Giang thu hút hơn 3,13 triệu lượt du khách (giảm 41,8% so với năm 2020); trong đó khách...
Sau gần hai năm “đóng băng” do dịch COVID-19, thành phố đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đã thí điểm đón khách...
Ngày 20/11, Phú Quốc chính thức mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Đây là cơ hội để Kiên Giang phục hồi lại...
Kể từ khi mở cửa lại thị trường du lịch nội địa từ ngày 1/11, đến nay, lượng khách đến với tỉnh Kiên Giang...
Để phát triển du lịch, huyện Kiên Hải, Kiên Giang đang đẩy mạnh huy động, tập trung các nguồn lực đầu tư xây...