Những lớp học online đã không còn xa lạ với học sinh thành phố từ 3 tuần nay do đã làm quen trước đó và hạ tầng mạng cũng sẵn sàng. Tuy nhiên, với học trò vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nơi không có internet, không có máy tính, điện thoại thông minh thì các em gần như bị gián đoạn học hành.
Giáo viên ghi hình bài giảng (Ảnh minh hoạ)
Tại một số địa phương như: Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long... Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Đài Phát thanh- Truyền hình địa phương tổ chức sản xuất và phát sóng chương trình ôn tập kiến thức các môn văn hóa cho học sinh lớp 9 và lớp 12 theo các khung giờ cố định trong ngày. Tuy vậy, khảo sát với một số phụ huynh, không phải ai cũng sẵn sàng tiếp nhận phương thức dạy học qua sóng truyền hình trong thời gian học sinh nghỉ học hiện nay.
Việc dạy học qua kênh truyền hình, hoặc phát thanh không phải là vấn đề mới đối với ngành giáo dục Việt Nam mà đã được Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình quốc gia thực hiện từ khi chưa có internet và chủ yếu dạy ngoại ngữ. Đến nay việc dạy và học qua kênh phát thanh, truyền hình vẫn không được ngành giáo dục - đào tạo mở rộng đại trà sang các môn học khác bởi công nghệ thông tin phát triển đã mang đến nhiều kênh học tập trực tuyến hấp dẫn hơn.
Trong thời điểm mà học sinh cả nước đang phải nghỉ học dài ngày để phòng chống dịch Covid-19, ý tưởng triển khai dạy học trên truyền hình cho tất cả học sinh phổ thông trên phạm vi toàn quốc lại được đề xuất trở lại.
Học sinh học trực tuyến (Ảnh minh hoạ)
Theo đánh giá của các chuyên gia, dạy học qua truyền hình là hoạt động rất kịp thời của các địa phương để duy trì nhịp độ học tập cho học sinh trong tình huống phải nghỉ học do dịch bệnh.
Ông Trần Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội nhận định: “Để nói rằng có hiệu quả không thì chúng ta cũng thấy việc dạy ở trên truyền hình mới ở mức độ thấp, tức là mới ở mức độ là truyền thông tin một chiều và việc học sinh học như thế nào, tiếp thu được hay không thì cũng không hoàn toàn biết. Chúng ta phụ thuộc vào sự tự giác của học sinh và sự hấp dẫn của bài học và giảng viên. Như vậy, chúng ta thấy mặc dù có thể đáp ứng trong những tình huống đột xuất chứ còn nếu nói rằng đây là biện pháp để đem lại hiệu quả thì tôi thấy cũng chưa thực sự là hiệu quả và chỉ ở mức độ là để hệ thống lại kiến thức hoặc hướng dẫn học sinh ôn tập”.
Tiến sỹ Phạm Ngọc Thạch, người đã có kinh nghiệm nhiều năm dạy tiếng anh trên truyền hình cho biết: “Bây giờ học hoàn toàn trực tuyến mặc dù có hiệu quả nhưng trên thế giới, các chuyên gia về công nghệ thông tin cũng khuyến khích hình thức học trực tiếp với học trực tuyến thì mới đảm bảo có hiệu quả được. Học truyền hình thì mang tính một chiều chứ sự tương tác ngược lại thì không có nhiều, mà tương tác là yếu tố rất quan trọng trong học tập. Phải có sự tương tác giữa người học với nội dung, tương tác giữa người học với nhau và tương tác giữa người học với giảng viên thì cái này cả hệ thống e-learning mới tạo ra được”.
Giáo viên và học sinh giao tiếp với nhau qua lớp học trực tuyến (Ảnh minh hoạ: Báo Hải Dương)
Với kinh nghiệm quản lý cơ sở giáo dục tiên phong với loại hình đào tạo từ xa từ hơn 20 năm nay, Tiến sỹ Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội cho rằng: “Để dạy và học qua truyền hình, phát thanh đạt hiệu quả, ngoài vấn đề cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ, cần phải có bài giảng, buổi phát sóng phù hợp. Thứ hai là đội ngũ giáo viên phải được tập huấn phương pháp giảng dạy trực tuyến, từ kỹ năng đứng trước ống kính, từ giọng nói qua micro và sự tương tác với hệ thống. Thứ ba là học sinh cũng cần có thời gian để tiếp cận và bồi dưỡng các kỹ năng cần có để theo kịp phương pháp học mới.
Với đặc thù thông tin một chiều từ người dạy, nội dung thiếu phong phú, chưa có công cụ đo đếm hiệu quả, việc dạy học qua truyền hình xem ra vẫn chưa thể coi là hình thức thay thế được các lớp học truyền thống. Theo các chuyên gia, để công việc này được triển khai thành công, rất cần sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ giáo dục và đào tạo và sự tự giác của chính các em học sinh./.
Minh Hường/ VOV1
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...
Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...