Những kết quả tỉnh Kiên Giang đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua rất ấn tượng, cho thấy sự nỗ lực, quyết tâm chính trị rất cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang, tạo ra những tiền đề rất căn cơ và quan trọng để Kiên Giang phát triển nhanh hơn trong thời gian tới, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần làm giàu cho quê hương và đất nước.
Kiên Giang là một tỉnh có quy mô dân số tương đối đông, đứng thứ 11/63 tỉnh và thứ 3 ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích ở mức khá, đứng thứ 20/63 tỉnh và là tỉnh có diện tích lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xia, Xinh-ga-po.
Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng bậc nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh"; Vườn Quốc gia U Minh Thượng - khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu căn cứ địa cách mạng với quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng với di tích Ngã Ba Cây Bàng, Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm Ban Biện Phú, khu tập kết 200 ngày kênh xáng Chắc Băng… nơi ghi dấu và minh chứng cho sự nêu cao phẩm chất cách mạng, vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, chiến đấu và trưởng thành trong máu lửa chiến trường khốc liệt, góp phần rất quan trọng cho Chiến dịch Mùa xuân 1975 mang tên Bác thắng lợi, thống nhất hoàn toàn đất nước.
Chính vì vậy, Kiên Giang có nhiều tiềm năng để phát triển tất cả các ngành kinh tế, thuận lợi trong việc mở rộng liên kết, giao lưu kinh tế với các tỉnh trong Vùng đồng bằng sông Cửu Long, với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với cả nước và quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của tỉnh, vùng đồng bằng sông Cửu Long và bảo đảm quốc phòng, an ninh Tổ quốc.
Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về KTXH đều đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm 3 đột phá chiến lược, các tiềm năng lợi thế như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản xa bờ, vận tải biển, du lịch biển được khai thác, phát huy tốt hơn, góp phần cùng cả nước thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, nổi bật là Đảng bộ đã chú trọng làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời, tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Kinh tế tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 7,22%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng gấp 1,52 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 2.458 USD/năm (gấp 1,66 lần so với đầu nhiệm kỳ). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kinh tế biển phát triển khá toàn diện, chiếm tỷ trọng ngày càng cao (chiếm gần 80% GRDP của tỉnh), vượt kế hoạch đề ra (74%). Thu ngân sách gấp 2,13 lần so với 2015 và đứng thứ 2 khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng khá; đã chủ động cơ cấu lại các vùng sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, công nghệ cao, hữu cơ; đồng thời đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản xa bờ, đưa tỉnh trở thành một trong những địa phương đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực và thủy sản (sản lượng lúa năm 2020 ước đạt 4,3 triệu tấn, lúa chất lượng cao chiếm 72%; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản khoảng 755.000 tấn). Đặc biệt, du lịch phát triển khá mạnh, doanh thu hơn 20 nghìn tỷ đồng, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Tỉnh đã huy động được hơn 225 nghìn tỷ đồng, gấp 1,44 lần so với đầu nhiệm kỳ để đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển KTXH của địa phương; quan tâm lãnh đạo cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn để thu hút đầu tư vào tỉnh, tạo thêm năng lực mới cho nền kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân. Lãnh đạo thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đứng thứ 4/13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đến nay đã có 79/117 xã (vượt 20 xã so với nghị quyết Đại hội) và 02/13 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Chất lượng giáo dục-đào tạo tiếp tục được nâng lên, đạt mức khá trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và trên mức bình quân chung của cả nước. Phát triển văn hóa, xây dựng con người, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng thực hiện đồng bộ; bảo tồn những phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc, đậm đà của miền sông nước miền Tây… Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm và tăng cường; phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh. Chăm lo cho người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, biên giới, hải đảo ngày càng tốt hơn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm nhanh từ 9,78% (đầu nhiệm kỳ) xuống còn 2,69%.
Công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh và đạt được kết quả bước đầu, qua đó đã góp phần phòng ngừa, răn đe, hạn chế xảy ra sai phạm. Quốc phòng - an ninh được tăng cường, chủ quyền biên giới quốc gia, biển đảo được giữ vững; thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân ngày càng vững chắc; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục mở rộng, rất có ý nghĩa đối với một tỉnh có đường biên giới khá dài, vùng biển khá rộng như Kiên Giang.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình khẳng định, những kết quả nêu trên rất ấn tượng, cho thấy sự nỗ lực, quyết tâm chính trị rất cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang, tạo được những tiền đề rất căn cơ và quan trọng để Kiên Giang phát triển nhanh hơn trong thời gian tới, đồng thời đóng góp tích cực vào phát triển chung của cả nước; góp phần làm giàu cho quê hương và đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Phó Thủ tướng yêu cầu cần nghiêm túc kiểm điểm trên từng lĩnh vực vẫn còn những hạn chế, yếu kém.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình cũng nhấn mạnh, với chủ đề: “Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; giữ vững quốc phòng, an ninh; đổi mới, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế; duy trì là một trong những tỉnh phát triển dẫn đầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long và trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030”. Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI đã thể hiện định hướng, ý chí, quyết tâm và khát vọng vươn lên của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang trong nhiệm kỳ tới và tầm nhìn đến năm 2030.
Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, để đạt được những mục tiêu đề ra, toàn Đảng bộ phải đoàn kết, thống nhất hơn nữa, có quyết tâm rất cao, tạo bước đột phá để phát triển; cùng nhau phát huy tinh thần, hun đúc ý chí khát vọng vươn lên mạnh mẽ, khai thác tốt những lợi thế, tiềm năng đưa Kiên Giang trở thành một tỉnh khá của cả nước trước năm 2030. Tỉnh cần xác định tiếp tục thực hiện 3 đột phát chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xác định các trụ cột phát triển KTXH của tỉnh như kinh tế biển, xây dựng hạ tầng giao thông; tăng tỷ trọng dịch vụ với việc đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ du lịch chất lượng cao, phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.
Đảng bộ tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế theo chiều sâu, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế tự nhiên, tiềm năng về nông nghiệp, kinh tế biển, du lịch để thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Tiếp tục tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo NQ 36/NQ-TW ngày 22/01/2018 về phát triển bền vững kinh tế biển gắn với phát triển du lịch (Khai thác tốt lợi thế bờ biển dài trên 200 km, diện tích biển khoảng 63.000 km2, có trên 100 hòn đảo lớn nhỏ...); Tổ chức sắp xếp lại khai thác, nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững; Tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển chế biến thủy sản nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa; Có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngư dân khai thác thủy sản, đồng thời kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, khai thác thủy sản tận diệt ven bờ; Thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh tiếp tục phát triển hơn nữa, đặc biệt tập trung lãnh đạo phát triển các vùng du lịch trọng điểm mà tỉnh đã xác định, trong đó cần tiếp tục xác định Phú Quốc phải trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế theo định hướng của Trung ương.
Nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đặt ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 là rất nặng nề, nhưng cũng rất vẻ vang. Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình tin tưởng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục phát huy được truyền thống yêu nước, cách mạng, tăng tốc thực hiện các đột phá chiến lược và những nhiệm vụ trọng tâm, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.
Tại đại hội, ông Mai Văn Chính, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương triển khai quyết định của Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng và tham gia làm Uỷ viên Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng. Đồng chí Trương Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ trao các quyết định đối với đồng chí Nguyễn Thanh Nghị.
Cuối giờ sáng 16/10, Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang phát động phong trào ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng do bão lũ trong những ngày qua.
Vũ Khuyên - Chí Phương
Với mục tiêu xây dựng khu vực tham quan trở thành điểm đến văn minh, giảm thiểu rác thải nhựa, UBND thành phố...
Phú Quốc vừa có thêm một tổ hợp thể thao giải trí biển chính thức đi vào hoạt động phục vụ du khách bắt đầu...
Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, nhiều điểm du lịch trên cả nước đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, giải...
Chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 29/4 - 2/5 tới đây, tại khu du lịch nghỉ...
Chiều 8/4, tại TP Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Việt Nam...
Sau gần 2 năm tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid 19, khu du lịch Chùa Hang – Hòn Phụ Tử, một điểm...
Do kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 nên từ đầu năm đến nay, du lịch tại quần đảo Nam Du (thuộc huyện Kiên...
Năm 2021, tỉnh Kiên Giang thu hút hơn 3,13 triệu lượt du khách (giảm 41,8% so với năm 2020); trong đó khách...
Sau gần hai năm “đóng băng” do dịch COVID-19, thành phố đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đã thí điểm đón khách...
Ngày 20/11, Phú Quốc chính thức mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Đây là cơ hội để Kiên Giang phục hồi lại...
Kể từ khi mở cửa lại thị trường du lịch nội địa từ ngày 1/11, đến nay, lượng khách đến với tỉnh Kiên Giang...
Để phát triển du lịch, huyện Kiên Hải, Kiên Giang đang đẩy mạnh huy động, tập trung các nguồn lực đầu tư xây...