Phật thủ có hình thù như bàn tay phật, ruột xốp đặc, vỏ màu xanh hoặc vàng. Nhiều người quan niệm, phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.
Thông thường, phật thủ ra hoa kết quả quanh năm nhưng thu hoạch vụ chính là tháng 7 và Tết âm lịch. Những ngày cận Tết, một nhà vườn có thể bán ra hàng nghìn quả.
Cứ vào dịp cuối năm, khu vườn nhà chị Nguyễn Thị Hòa ở Đắc Sở lại tất bật bước vào vụ thu hoạch lớn nhất năm.
“Trung bình mỗi cây cho khoảng 50-60 quả. Lượng thu hoạch tương đối nhiều nên phải huy động thêm nhiều nhân lực hỗ trợ để kịp cung ứng ra thị trường. Những năm gần đây, thương lái thường mua quả màu xanh nhiều hơn vì để được lâu, tuy nhiên không có mùi thơm bằng quả vàng mọng”, chị Hòa nói.
Được mệnh danh là loài cây khó tính, loài cây này đòi hỏi sự chăm sóc cao, các chủ vườn cũng phải tính toán kỹ, theo dõi sát sao thời tiết. Với tình hình thời tiết lạnh khô, nhiệt độ giảm sâu như hiện nay nhiều chủ vườn đang tích cực tưới nước vừa đủ để đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây.
“Những quả có ngón to, bung xòe, nhiều tầng sẽ được tiểu thương và người chơi tìm về để mua trước Tết. Việc bảo quản và di chuyển phật thủ phải kỹ lưỡng bằng cách cắt tỉa nhẹ nhàng bằng kéo sau đó bọc bằng giấy báo và giấy mềm, để tránh dập nát và hư ngón tay trên quả”, anh Nguyễn Văn Tuấn - chủ vườn phật thủ tại xã Đắc Sở cho hay.
Đa phần người dân tại đây cho biết, để thu được lợi nhuận từ phật thủ, đất trồng là điều kiện tiên quyết. Không thể ở mãi một nơi kiên trì “lấy công làm lãi”. Phật thủ ưa sống ở những vùng đất cát, loại đất dễ cải tạo, thoáng khí và giảm thiểu được sâu bọ làm hư hại rễ cây.
Được biết, loại “trái tâm linh” này ở Đắc Sở có 3 dáng vào loại “kỳ hoa dị thảo”. Phật thủ lộc là loại quả có bầu trái rất ngắn nhưng các ngón tay tỏa tròn đều hình búp măng. Phật thủ phát lại trông như con bạch tuộc với những chiếc vòi dài. Phật thủ kỳ tướng là những quả có hình dáng kỳ dị, lạ và độc đáo.
Theo khảo sát, hiện tại giá phật thủ tại vườn dao động từ 40.000 đồng/quả - 200.000 đồng/quả tùy theo quả lớn bé.
Đặc biệt, để tìm ra được một loại quả phật thủ thể hiện đầy đủ ý nghĩa, người mua phật thủ thường đếm các ngón của quả, khi đếm phải tuân theo quy luật “Thịnh - Suy - Bĩ – Thái”.
Nghĩa là người mua sẽ đếm các ngón qua lần lượt theo 4 từ như vậy, lặp đi lặp lại nếu ngón cuối cùng rơi vào Thịnh hoặc Thái là rất quý. Những quả này thường được bán với mức giá rất cao, có thể lên đến vài triệu vì cả vườn may ra chỉ được 1 - 2 quả như vậy.
Không chỉ bán cho người dân địa phương hay thành phố Hà Nội, phật thủ tại Đắc Sở còn được cung ứng đến các tỉnh như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Lạt…
THÚY LAN - TÙNG LÂM
Cận Rằm tháng Giêng, thị trường đồ phóng sinh trở nên tấp nập hơn tại các cửa đền, chùa trên địa bàn TP.Hà...
Lớp học nhảy hoàn toàn miễn phí dành cho các em học sinh vùng cao tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hoà,...
Cành quả lựu, quả hồng, mành tre trang trí… là một số sản phẩm trang trí ngày Tết đang thu hút nhiều người...
Châu Á có 6 đại diện nằm trong top 10 thành phố được viếng thăm nhiều nhất thế giới.
Tạp chí du lịch hàng đầu nước Mỹ Conde Nast Traveler mới đây công bố danh sách 10 thành phố lớn tốt nhất trên...
Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2023, những ngày này, người làng nghề bánh đa nem ở Ngự Câu (xã An...
Những ngày cuối năm, “xóm heo đất” tại Thanh Đa (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) lại bận rộn hơn thường nhật để đảm...
Năm nay, nhiều nhà vườn ở Hà Nội lo lắng “trượt” Tết vì thời tiết bất thường khiến những cánh đồng hoa đồng...
Gần Tết, ở vùng đất bãi ven sông Đáy thuộc xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) là những vườn phật thủ xanh...
Những ngày này, cây phát lộc tại xã Minh Tân (Đông Hưng, Thái Bình) xuất hiện tình trạng héo úa, hư hỏng hàng...
Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, làng hương Lai Triều (xã Dương Phúc, huyện Thái Thụy, Thái Bình)...
Hương vị của bát miến thơm ngon với sợi miến dai dai đã trở thành món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của...