22 bức tranh phát sáng ở thôn Thọ An do huyện Bình Sơn thực hiện vào tháng 8/2018 về cảnh đẹp con người, thiên nhiên, động vật với màu sắc sinh động, ấn tượng. Theo chính quyền địa phương, làng bích họa tranh 3D Thọ An sẽ là điểm nhấn du lịch, thu hút khách du lịch đến với miền núi. Tuy nhiên, sau gần một năm đưa vào hoạt động, làng tranh 3D hoang tàn, lôm côm, vắng thưa khách du lịch.
Nhiều bức hoạ vẽ trên tường mờ nhạt dần, cây cỏ mọc um tùm, xen lẫn vật dụng sinh hoạt của người dân. Dọc theo trục đường chính vào thôn Thọ An, nhiều bức hoạ trên tường bị mốc meo, chân tường hư hỏng. Làng tranh Thọ An với 22 bức hoạ có vốn đầu tư 500 triệu đồng sau gần một năm đang dần xuống cấp. “Trước kia nhiều người mới nghe nói nhà sàn, tranh 3D thì họ lên còn giờ họ biết rồi nên không lên nữa. Địa phương và người dân cũng mong muốn thu hút nhiều du khách để làm dịch vụ du lịch, tăng thu nhập. Giờ ít khách nên việc dọn vệ sinh, chăm sóc cảnh quan cũng khó hơn” – Ông Võ Thanh Quang – Phó Chủ tịch UBND xã Bình An cho biết.
Tại làng tranh 3D thôn Thanh Thuỷ, xã Bình Hải, 14 bức hoạ tranh cũng tình trạng nhếch nhác tương tự. Các bức tranh vẽ thiên nhiên, động vật hư hỏng, lún sập. Xen lẫn các tường tranh là rác thải, vật dụng sinh hoạt của người dân mất mỹ quan.
Nhiều hàng quán đóng cửa, bỏ hoang và tìm cách bán, sang nhượng vì ế ẩm
Chị N.T.T cho biết, khi có làng tranh gia đình đầu tư hàng quán, dịch vụ phục vụ du khách. Tuy nhiên, làng tranh ngày càng đìu hiu, buôn bán không được chị chuyển sang việc khác để sinh sống. “Thời gian đầu buôn bán được vì khách đông. Từ đầu năm đến nay thì nghỉ bán, nhà tôi đang kêu bán lại đất, sang nhượng quán mà chưa ai mua” – Chị T. thất vọng.
Khi triển khai các dự án làng tranh 3D cùng các dự án du lịch hàng tỷ đồng, chính quyền địa phương kỳ vọng sẽ phát triển du lịch cộng đồng, thu hút khách đến tham quan, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, thiếu các sản phẩm du lịch, dịch vụ đi kèm nên không giữ được chân du khách. Sau một thời gian, các làng tranh 3D xuống cấp, nhếch nhác. “Muốn hiệu quả nên tập trung đầu tư từng điểm, từng phần cho ra sản phẩm. Bảo tồn văn hoá kết hợp phát triển du lịch là việc khó, cần có sự đầu tư nghiêm túc và tính chuyên nghiệp” – Một cán bộ ngành văn hoá thể thao du lịch Quảng Ngãi chia sẻ.
Đông Huyền/nhandan.com.vn
Sáng nay (16/5), tức ngày 16 tháng Tư Âm lịch, huyện Trà Bồng tổ chức Lễ hội Xuân Điện Trường Bà năm 2022,...
Giải vô địch các Câu lạc bộ Dù lượn quốc gia lần thứ 2 sẽ được tổ chức từ ngày 20- 24/5 tới tại huyện đảo Lý...
Theo dự báo, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, thời tiết xấu, khả năng ảnh hưởng đến vùng biển Lý Sơn, tỉnh Quảng...
Miền núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi có tiềm năng du lịch phong phú. Tuy nhiên thời gian qua, việc đầu tư, khai...
Ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đang dần hồi phục với nhiều tín hiệu khởi sắc. Nhiều sản phẩm, tour du lịch...
Sau thời gian ngưng trệ, những ngày đầu tháng 2 này, lượng khách du lịch đến tỉnh Quảng Ngãi tăng trở lại....
Dịp Tết này, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đón hơn 4.000 lượt du khách ra đảo du xuân. Đây là tín hiệu...
Trước tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn dần được kiểm soát, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa cho phép các cơ sở...
Kể từ 00 giờ ngày 29/6, tỉnh Quảng Ngãi tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đi các tỉnh, thành phố và ngược...
Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay dự kiến có khoảng 10 ngàn lượt khách du lịch ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Để...
Nguyên nhân dẫn tới việc UBND tỉnh Quảng Ngãi dừng đề án là do qua nghiên cứu, rà soát, Công viên địa chất Lý...
Sau thời gian dài suy giảm do dịch bệnh, thiên tai, ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi đang dần hồi phục. Tỉnh...