Tin tức

Chùa Châu Thới - cổ tự xứ Bình Dương

10:27 - 11/09/2021
Chùa Châu Thới không chỉ là một ngôi chùa cổ ghi dấu sự hình thành và phát triển Phật giáo Bắc tông ở vùng Đông Nam Bộ, mà còn là danh thắng nổi tiếng của Bình Dương.

Ngôi chùa cổ nhất vùng Đông Nam Bộ

Chùa Châu Thới có tên đầy đủ là chùa Núi Châu Thới (Châu Thới Sơn tự), là ngôi chùa cổ nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Chùa tọa lạc trên núi Châu Thới (phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Ngọn núi cao 82m, diện tích khoảng 25ha, nằm trên vùng đồng bằng rộng lớn.

Theo sử sách, chùa Châu Thới được thiền sư Khánh Long (thuộc thiền phái Bắc Tông) xây dựng năm 1612. Ngôi chùa gắn liền với lịch sử di dân lập ấp của người Việt ở Nam Bộ. Thiền sư Khánh Long là người đắc đạo Phật pháp từ nhỏ. Vì thương người dân phiêu bạt nơi rừng thiêng nước độc, ngài tự nguyện đi theo, ngày ngày tụng kinh niệm Phật, cầu an cho chúng sinh, sau đó ngài chọn núi Châu Thới và xây chùa Hội Sơn. Qua vài đời trụ trì, chùa được đặt tên theo ngọn núi Châu Thới. Nhờ địa thế hiểm trở, u tịch, trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chùa Châu Thới trở thành nơi ẩn náu và hoạt động của cán bộ, chiến sĩ cách mạng.

Toàn cảnh chùa Châu Thới nhìn từ trên cao

Trải qua hơn 400 năm, chịu nhiều tác động của thiên tai và chiến tranh, dù mất mát nhiều nhưng những gì còn hiện diện cho thấy Châu Thới là ngôi cổ tự mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo cùng sự giao thoa với tín ngưỡng dân gian. Ngôi chùa hiện nay là một quần thể kiến trúc đa dạng được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau, gồm ngôi chánh điện cùng các điện thờ: Thiên thủ thiên nhãn, Linh sơn Thánh mẫu, Diêu trì Kim mẫu, Ngũ hành Nương nương, Ngọc hoàng Thượng đế... Nhà tổ và giảng đường của chùa được trùng tu vào năm 1930.

Từ năm 1971 - 1993, chùa được xây thêm 220 bậc dẫn lên chùa, tam quan và chánh điện. Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa phải kể đến 9 con rồng lớn được đắp bằng các mảnh gốm sứ nhiều màu, đặt ở đầu đao trên mái và hướng về các phía. Trong chùa còn lưu giữ nhiều tranh, tượng, pháp khí, đồ thờ tự có giá trị và bộ Thập bát La hán, Thập điện Diêm vương bằng đất nung. Đây là hai bộ tượng độc đáo, cho thấy nghề gốm ở địa phương đã phát triển từ rất sớm. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá có niên đại được cho là vào khoảng cuối thế kỷ XVII, và một pho tượng Quan âm bằng gỗ của cây mít cổ thụ được trồng trong vườn chùa.

Ngôi chùa thiêng và "hòn đá thần"

Từ xưa Châu Thới đã nổi tiếng là một ngôi chùa linh thiêng, gắn với nhiều truyền thuyết. Sự linh thiêng ấy được biết đến với câu chuyện về hòn đá thần hay “ông Tà”. Chuyện kể rằng, năm 1971, khi sư trụ trì cho mở đường, xây bậc cấp từ chân núi lên chùa đã phải phá rất nhiều đá. Tới bậc thứ 170, có một tảng đá lớn chắn ngang đường. Những người thợ không thể di chuyển hay phá vỡ hòn đá được. Nghe chuyện, sư trụ trì yêu cầu giữ nguyên hòn đá vì cho rằng đây là vật trấn yểm, là “vị thần” giữ chùa. Hòn đá cứ nằm giữa đường như vậy cho đến nay. Sư trụ trì đã dùng sơn viết lên trên mấy chữ Hán: “Tà lão trung sơn”, tức “ông Tà giữa núi”. Người dân trong vùng gọi đây là “ông Tà” hay “hòn đá thần” và thờ cúng rất trang trọng.

Chị Bùi Mai Hương, du khách từ thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ sau khi tham quan chùa: “Tôi tới đây vãng cảnh và cầu an cho gia đình vì được biết đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, lại có cảnh quan đẹp. Nơi này rất khác so với nhiều ngôi chùa tôi đã tới. Tuy nhiên, tình trạng khai thác đá xung quanh núi có thể ảnh hưởng tới ngôi chùa. Mong rằng, các cơ quan quản lý sớm có biện pháp kịp thời để bảo vệ cảnh quan của chùa Châu Thới”...

Chùa Châu Thới là một danh thắng, địa chỉ tâm linh luôn thu hút khách thập phương. Nơi này rất thuận tiện để du khách kết hợp tham quan các điểm đến khác như: Chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Vị trí và cảnh quan của núi Châu Thới đã tôn lên vẻ uy nghi của ngôi chùa. Đây được coi là nơi tụ hội linh khí của đất trời. Vào mùng 1 và ngày rằm, nhất là dịp lễ Tết, du khách khắp nơi tụ về đây rất đông để chiêm bái, cầu an. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, năm 1989 chùa Châu Thới đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh cấp quốc gia.

Theo Hà Nội mới

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

Tin tức liên quan

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh của tỉnh Bình Dương là Bảo vật Quốc gia
Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh của tỉnh Bình Dương là Bảo vật Quốc gia

24/11/2021

Ngày 23/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo...

Bình Dương công bố bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bình Dương công bố bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

23/11/2021

Ngày 23/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức lễ công bố quyết định công nhận bảo vật...

Bình Dương cho phép quán ăn, nhà hàng được phép mở bán tại chỗ
Bình Dương cho phép quán ăn, nhà hàng được phép mở bán tại chỗ

23/10/2021

UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành công văn về việc thực hiện các biện pháp tạm thời thích ứng an toàn, linh...

Bình Dương vẫn tổ chức Đường hoa và Hội hoa Xuân Tân sửu
Bình Dương vẫn tổ chức Đường hoa và Hội hoa Xuân Tân sửu

06/02/2021

Ngày 5/2, ông Nguyễn Khoa Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho biết, do tình...

Làng gốm ở Bình Dương làm "trâu vàng" mùa Tết
Làng gốm ở Bình Dương làm "trâu vàng" mùa Tết

15/01/2021

Để chuẩn bị đón Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021, người dân làng gốm ở đất Lái Thiêu (thành phố Thuận An, tỉnh...

Bình Dương có Trưởng ban Tuyên giáo mới
Bình Dương có Trưởng ban Tuyên giáo mới

04/12/2020

(VOVTV) - Sáng ngày 4/12, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 2 (mở rộng), Tỉnh ủy Bình Dương đã...

Phòng sanh “bất đắc dĩ” tại khu cách ly tập trung ở Bình Dương
Phòng sanh “bất đắc dĩ” tại khu cách ly tập trung ở Bình Dương

18/10/2020

Đón liền một lúc hơn 60 thai phụ, Bình Dương "bất đắc dĩ" phải lập phòng sanh ngay trong khu cách...

 Đồng chí Trần Văn Nam tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025
Đồng chí Trần Văn Nam tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025

15/10/2020

Sáng 15/10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI,...

Bình Dương: Tiếp nối truyền thống cách mạng hào hùng của “miền Đông gian lao mà anh dũng”
Bình Dương: Tiếp nối truyền thống cách mạng hào hùng của “miền Đông gian lao mà anh dũng”

14/10/2020

Phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung...

Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025

14/10/2020

Sáng 14/10, khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025....

“Thức tỉnh” làng nghề truyền thống Bình Dương
“Thức tỉnh” làng nghề truyền thống Bình Dương

21/08/2020

Hiện nay, sản phẩm từ nghề truyền thống chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và gặp nhiều khó...

Một thanh niên ở Bình Dương rơi từ lầu cao tử vong khi sắp hết hạn cách ly
Một thanh niên ở Bình Dương rơi từ lầu cao tử vong khi sắp hết hạn cách ly

11/08/2020

Hôm nay (11/8), lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương xác nhận, tại khu cách ly tập trung phòng chống dịch...

Tỉnh thành Bình Dương

Bình Dương
Bình Dương là một điểm hẹn dừng chân đầy thú vị dành cho những cuộc hành trình khám phá vùng đất miền Đông Nam Bộ.

Điểm đến Bình Dương Xem thêm

Hồ Bình An
Một không gian yên bình đối lập với cuộc sống thành thị náo nhiệt, đúng như cái tên: Bình An.
Chùa Hội Khánh
Ngôi chùa cổ nhất Bình Dương, nổi tiếng với bức tượng Phật nằm trên mái dài nhất châu Á.
Tận thấy khu mộ cổ bị lãng quên của người giàu nhất Thủ Dầu Một xưa
Trên ngọn đồi thấp thuộc phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có một khu lăng mộ cổ quy mô lớn. Do các tư liệu lịch...
Bên trong lò sản xuất lu thủ công cổ nhất ở Bình Dương
Lò lu Đại Hưng có lịch sử gần 160 năm tuổi, là nơi sản xuất và bảo tồn nghề gốm truyền thống. Nơi đây, mỗi ngày, hàng trăm chiếc...
Bảo tàng Dược học cổ truyền độc đáo tại Bình Dương
Bảo tàng Dược học cổ truyền Việt Nam (hay còn gọi là Bảo tàng Fito Museum) là nơi trưng bày, lưu giữ hàng ngàn hiện vật về y học...
Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ
Ở Bình Dương có một ngôi đình cổ 200 tuổi mang tên đình Tân An, cũng có tên gọi khác là đình Bến Thế. Ngôi đình này gây sức hút,...
Tuyến đường bản đồ biển đảo bằng chất liệu gốm ở Bình Dương
Mỗi du khách có dịp đến Bình Dương đều không muốn bỏ lỡ cơ hội khám phá “đường bản đồ” (xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình...
Những ngôi nhà cổ độc đáo trên đất Bình Dương
Bên cạnh những khu, điểm đến du lịch mới lạ, hấp dẫn, Bình Dương còn có những ngôi nhà cổ tồn tại hàng trăm năm. Đây cũng chính...

Ẩm thực Bình Dương Xem thêm

Về Bình Dương nếm thử món bánh bèo bì hơn 100 năm tuổi
Quán bánh bèo gần chợ Búng từng là nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh hay các đại gia từ Chợ Lớn (TP. Hồ Chí...

Trải nghiệm Bình Dương Xem thêm

Trải nghiệm làng tre 1.500 bụi mát rượi khiến nắng nóng cũng “chào thua”
Cây tre gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam hàng nghìn năm qua, giới trẻ ngày nay ít thấy và biết đến vật dụng bằng tre...
Sắc hoa vàng tháng Tư quyến rũ trên những con đường ở Bình Dương
Những ngày đầu tháng 4, dọc các con đường tại Bình Dương sắc vàng rực rỡ và những bông hoa bọ cạp vàng (muồng hoàng yến) tạo ra...
"Xõa" hết mình ở khu du lịch sinh thái Thủy Châu
Chỉ cách TP Hồ Chí Minh khoảng 20km, khu du lịch sinh thái Thủy Châu hiện là điểm du lịch hấp dẫn giới trẻ.

Tin tức Bình Dương Xem thêm

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh của tỉnh Bình Dương là Bảo vật Quốc gia
Ngày 23/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia đối với...
Bình Dương công bố bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 23/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức lễ công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia và danh mục...
Bình Dương cho phép quán ăn, nhà hàng được phép mở bán tại chỗ
UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành công văn về việc thực hiện các biện pháp tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu...
Bình Dương vẫn tổ chức Đường hoa và Hội hoa Xuân Tân sửu
Ngày 5/2, ông Nguyễn Khoa Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho biết, do tình hình dịch bệnh...
Làng gốm ở Bình Dương làm "trâu vàng" mùa Tết
Để chuẩn bị đón Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021, người dân làng gốm ở đất Lái Thiêu (thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) đang...
Bình Dương có Trưởng ban Tuyên giáo mới
(VOVTV) - Sáng ngày 4/12, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 2 (mở rộng), Tỉnh ủy Bình Dương đã trao quyết định nhân...
Phòng sanh “bất đắc dĩ” tại khu cách ly tập trung ở Bình Dương
Đón liền một lúc hơn 60 thai phụ, Bình Dương "bất đắc dĩ" phải lập phòng sanh ngay trong khu cách ly.
 Đồng chí Trần Văn Nam tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025
Sáng 15/10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025...
Bình Dương: Tiếp nối truyền thống cách mạng hào hùng của “miền Đông gian lao mà anh dũng”
Phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Võ...