Điểm đến

Những ngôi nhà cổ độc đáo trên đất Bình Dương

14:50 - 02/06/2021
Bên cạnh những khu, điểm đến du lịch mới lạ, hấp dẫn, Bình Dương còn có những ngôi nhà cổ tồn tại hàng trăm năm. Đây cũng chính là nét độc đáo, thú vị trong hành trình khám phá du lịch trên đất Bình Dương...

Lưu dấu xưa

Mặc dù có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh chóng nhưng thời gian qua, Bình Dương vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa cổ xưa. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh hiện có một số ngôi nhà cổ rất có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật. Theo đó, tỉnh có 5 ngôi nhà cổ được xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia gồm: Nhà cổ Trần Công Vàng và nhà cổ Trần Văn Hổ (ở phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một) và 3 di tích cấp tỉnh gồm: Nhà cổ Nguyễn Tri Quan (phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một), nhà cổ Đỗ Cao Thứa và nhà cổ Dương Văn Hổ (xã Bạch Đằng, TX.Tân Uyên).

Nhà cổ Trần Văn Hổ ở đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một

Theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh, hầu hết nhà cổ ở Bình Dương đều được xây dựng trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Để hình thành nên những ngôi nhà cổ giá trị, chủ nhân ban đầu của những ngôi nhà này phải cất công xây dựng trong nhiều năm vì quá trình xây dựng rất phức tạp đòi hỏi tay nghề người thợ phải cao và rất công phu. Chi phí để làm một ngôi nhà cổ rất cao, thế nên chỉ những người thuộc tầng lớp quý tộc hay những nhà giàu có đủ tiền làm được. Điều này không chỉ phản ánh nếp sống sinh hoạt của người Bình Dương trước đây mà còn thể hiện sự sung túc cũng như địa vị của gia chủ.

Những ngôi nhà cổ trên đất Bình Dương đã trở thành điểm đến tham quan thú vị, hấp dẫn của nhiều du khách gần xa, đặc biệt là những người đam mê, muốn tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật trang trí xưa trên đất Bình Dương.

Khám phá thú vị

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong những ngôi nhà cổ ở Bình Dương, có lẽ đẹp và độc đáo nhất vẫn là 2 ngôi nhà cổ Trần Văn Hổ và Trần Công Vàng ở phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được hình bóng thời gian xưa như đang quay lại và in dấu trong những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi này.

Dọc theo đường Bạch Đằng, đoạn ngang qua chợ Thủ, ngôi nhà cổ Trần Văn Hổ (số 18 đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một) ngày ngày bình yên, lặng lẽ soi bóng bên dòng sông Sài Gòn hiền hòa. Ngôi nhà đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1993, được xem là ngôi nhà cổ có giá trị cao về mặt kiến trúc nghệ thuật và trang trí. Ngôi nhà được cha của ông Hổ là cụ Trần Văn Lân xây dựng vào năm 1890, hoàn thành vào năm 1893. Sau này, con cháu của chủ nhà đều chuyển ra nước ngoài sinh sống, nên ngôi nhà do Nhà nước quản lý. Ngôi nhà được làm nên từ các loại gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, gõ, trắc... nên rất chắc chắn và tồn tại vững chãi qua thời gian. Điều ấn tượng nhất là bên trong nhà với cách bài trí các vật dụng, lối trang trí hoa văn và các câu liễn, đối treo rất đẹp.

Nhà cổ Trần Văn Hổ có 3 gian, 2 chái. Trong nhà có đến 36 cột gỗ tròn, tạo cho ngôi nhà một sự cứng cáp, vững chãi. Phần thể hiện rõ nét cuộc sống của chủ nhân ngôi nhà chính là những vật trang trí, từ bàn ghế đến các tủ thờ, các bức hoành phi, câu đối, trường kỷ, ván nằm... không chỉ có tuổi đời rất lâu mà còn chứa đựng giá trị mỹ thuật và kinh tế cao. Ngôi nhà không chỉ thể hiện sự sung túc, địa vị của gia chủ mà còn phản ánh phần nào nếp sinh hoạt của người Bình Dương xưa.

Cách đó không xa là di tích nhà cổ Trần Công Vàng ở số 21 đường Ngô Tùng Châu, nằm khuất sâu bên trong khu vực chợ Thủ Dầu Một và được xem là ngôi nhà cổ xưa bậc nhất trên đất Bình Dương. Ngôi nhà đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1993. Hiện gia đình chị Trần Thị Ánh Tuyết (con gái của ông Trần Công Vàng) đang sống ở đây và trông coi, giữ gìn ngôi nhà. Chị Tuyết cho biết, ngôi nhà do ông Trần Văn Long xây dựng từ năm 1889 đến 1892, đến chị là đời thứ 5.

Nhà cổ Trần Công Vàng được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ đinh nghịch (tức phần nhà ngang nằm bên trái nhà trên, thay vì nằm bên phải như thường lệ), gồm nhà trên và nhà dưới (nơi sinh hoạt thường ngày của gia đình chủ nhà). Nhà trên được xây dựng theo kết cấu 5 gian 2 chái. Toàn bộ kết cấu ngôi nhà đều được làm từ các loại gỗ quý như: Sao, cẩm lai, quỳnh đường, mun… Điểm đặc biệt là tất cả các hạng mục làm nên ngôi nhà đều được lắp ráp, kết dính với nhau bằng hệ thống mộng gỗ nhưng rất vững chắc. Điều đó chứng tỏ, tay nghề của những người thợ gỗ xưa trên đất Bình Dương rất cao, kỹ thuật cũng rất tinh vi.

Đến đây, du khách còn có dịp tìm hiểu rõ hơn về phong cách trang trí cổ truyền của gia đình người Việt xưa qua những hình ảnh, đường nét hoa văn được chạm trổ, sơn thiếp, cẩn xà cừ hết sức công phu, tinh tế bên trong ngôi nhà. Ngoài những giá trị về mặt nghệ thuật, nhà cổ Trần Công Vàng còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa. Trong nhà, hiện nay vẫn còn khá nhiều cặp liễn, đối viết bằng chữ Hán trang trí có ý nghĩa về văn hóa, thể hiện quan niệm sống của người xưa.

Về với Bình Dương hôm nay, bên cạnh những khu, cụm công nghiệp sôi động, thấp thoáng đâu đó là những ngôi nhà cổ trầm mặc, bình yên. Những di tích này đã được ngành du lịch Bình Dương đưa vào kế hoạch khai thác các tour, tuyến du lịch. Hy vọng, khi dịch bệnh Covid-19 trong nước được kiểm soát ổn định, những di tích nhà cổ sẽ trở thành điểm đến tham quan thú vị không chỉ với du khách trong nước mà cả du khách quốc tế khi đến Bình Dương.

Theo Báo Bình Dương

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV 

Tỉnh thành Bình Dương

Bình Dương
Bình Dương là một điểm hẹn dừng chân đầy thú vị dành cho những cuộc hành trình khám phá vùng đất miền Đông Nam Bộ.

Điểm đến Bình Dương Xem thêm

Hồ Bình An
Một không gian yên bình đối lập với cuộc sống thành thị náo nhiệt, đúng như cái tên: Bình An.
Chùa Hội Khánh
Ngôi chùa cổ nhất Bình Dương, nổi tiếng với bức tượng Phật nằm trên mái dài nhất châu Á.
Tận thấy khu mộ cổ bị lãng quên của người giàu nhất Thủ Dầu Một xưa
Trên ngọn đồi thấp thuộc phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có một khu lăng mộ cổ quy mô lớn. Do các tư liệu lịch...
Bên trong lò sản xuất lu thủ công cổ nhất ở Bình Dương
Lò lu Đại Hưng có lịch sử gần 160 năm tuổi, là nơi sản xuất và bảo tồn nghề gốm truyền thống. Nơi đây, mỗi ngày, hàng trăm chiếc...
Bảo tàng Dược học cổ truyền độc đáo tại Bình Dương
Bảo tàng Dược học cổ truyền Việt Nam (hay còn gọi là Bảo tàng Fito Museum) là nơi trưng bày, lưu giữ hàng ngàn hiện vật về y học...
Kiệt tác thiên nhiên ‘độc nhất vô nhị’ ở ngôi đình cổ trên đất Thủ
Ở Bình Dương có một ngôi đình cổ 200 tuổi mang tên đình Tân An, cũng có tên gọi khác là đình Bến Thế. Ngôi đình này gây sức hút,...
Tuyến đường bản đồ biển đảo bằng chất liệu gốm ở Bình Dương
Mỗi du khách có dịp đến Bình Dương đều không muốn bỏ lỡ cơ hội khám phá “đường bản đồ” (xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình...
Chùa Châu Thới - cổ tự xứ Bình Dương
Chùa Châu Thới không chỉ là một ngôi chùa cổ ghi dấu sự hình thành và phát triển Phật giáo Bắc tông ở vùng Đông Nam Bộ, mà còn là...

Cẩm nang du lịch Bình Dương Xem thêm

Du lịch xanh tại "thánh địa công nghiệp" Bình Dương - Tại sao không?
Bình Dương được biết đến là một trong những địa phương có ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ, là nơi tập trung nhiều cụm khu công...
"Điểm mặt" 5 khu du lịch xanh ở Đông Nam Bộ
Không chỉ là vùng trọng điểm kinh tế, Đông Nam Bộ còn có rất nhiều khu du lịch xanh, thuận lợi phát triển ngành "kinh tế không...

Ẩm thực Bình Dương Xem thêm

Về Bình Dương nếm thử món bánh bèo bì hơn 100 năm tuổi
Quán bánh bèo gần chợ Búng từng là nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh hay các đại gia từ Chợ Lớn (TP. Hồ Chí...

Văn hóa Bình Dương Xem thêm

Gốm Bình Dương - Đã thích ứng nhưng vẫn khó bảo tồn
Nghề gốm Bình Dương là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có tuổi đời gần 200 năm. Cũng như các nghề truyền thống khác, nghề này...
Bình Dương: Phê duyệt hơn 100 tỷ đồng để bảo tồn, phát triển nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
Hôm nay 9/10, UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ công bố đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương...
Bình Dương phục dựng một công trình mang dấu ấn lịch sử, văn hóa
Chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Thủ Dầu Một đã tổ chức khánh thành,...
Trăn trở bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
Việc Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp được thông qua đã mở ra hy vọng cho bao nhiêu lớp nghệ...
Đi lễ chùa Bà khấn vái thực tế "Đừng gặp virus Corona" giữa mùa dịch
Là ngôi chùa tổ chức lễ hội văn hóa lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ, năm nay, chùa Bà Thiên Hậu, Bình Dương đang chào đón hàng trăm...
 Có gì trong "Sổ tay du lịch Bình Dương - Tinh hoa làng nghề"
Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Bình Dương vừa ra mắt ấn phẩm "Sổ tay du lịch Bình Dương - Tinh hoa làng nghề". Đây sẽ là cuốn...
5 lễ hội xuân không thể bỏ qua dịp đầu xuân ở miền Nam
Những lễ hội đặc sắc dọc ba miền đất nước sau Tết Nguyên đán luôn thu hút được đông đảo du khách với hy vọng vào một năm mới bình...
“Lễ hội miễn phí” đặc sắc ở Bình Dương
Mỗi mùa Rằm tháng Giêng, hàng trăm nghìn khách du lịch trên mọi miền đất nước lại đổ về lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu thành phố Thủ...

Trải nghiệm Bình Dương Xem thêm

Trải nghiệm làng tre 1.500 bụi mát rượi khiến nắng nóng cũng “chào thua”
Cây tre gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam hàng nghìn năm qua, giới trẻ ngày nay ít thấy và biết đến vật dụng bằng tre...
Sắc hoa vàng tháng Tư quyến rũ trên những con đường ở Bình Dương
Những ngày đầu tháng 4, dọc các con đường tại Bình Dương sắc vàng rực rỡ và những bông hoa bọ cạp vàng (muồng hoàng yến) tạo ra...
"Xõa" hết mình ở khu du lịch sinh thái Thủy Châu
Chỉ cách TP Hồ Chí Minh khoảng 20km, khu du lịch sinh thái Thủy Châu hiện là điểm du lịch hấp dẫn giới trẻ.

Tin tức Bình Dương Xem thêm

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh của tỉnh Bình Dương là Bảo vật Quốc gia
Ngày 23/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia đối với...
Bình Dương công bố bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 23/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức lễ công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia và danh mục...
Bình Dương cho phép quán ăn, nhà hàng được phép mở bán tại chỗ
UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành công văn về việc thực hiện các biện pháp tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu...
Bình Dương vẫn tổ chức Đường hoa và Hội hoa Xuân Tân sửu
Ngày 5/2, ông Nguyễn Khoa Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho biết, do tình hình dịch bệnh...
Làng gốm ở Bình Dương làm "trâu vàng" mùa Tết
Để chuẩn bị đón Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021, người dân làng gốm ở đất Lái Thiêu (thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) đang...
Bình Dương có Trưởng ban Tuyên giáo mới
(VOVTV) - Sáng ngày 4/12, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 2 (mở rộng), Tỉnh ủy Bình Dương đã trao quyết định nhân...
Phòng sanh “bất đắc dĩ” tại khu cách ly tập trung ở Bình Dương
Đón liền một lúc hơn 60 thai phụ, Bình Dương "bất đắc dĩ" phải lập phòng sanh ngay trong khu cách ly.
 Đồng chí Trần Văn Nam tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025
Sáng 15/10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025...
Bình Dương: Tiếp nối truyền thống cách mạng hào hùng của “miền Đông gian lao mà anh dũng”
Phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Võ...