Sở dĩ gạch ở đây nức tiếng xa gần là nhờ nguồn nguyên liệu “hiếm nơi nào có được” cùng kỹ thuật nung nấu đặc trưng được truyền qua nhiều đời.
Ngược thời gian về cái thuở hưng thịnh, cứ đến mùa nung gạch các cột lò đỏ lửa, khói trắng ngút trời, tàu xe tấp nập cặp bến chở hàng đi khắp nơi. Nhiều bà con “cơm no áo ấm” cũng nhờ cái nghề này.
Từ những năm 2000, ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất quá cao, thói quen người tiêu dùng thay đổi, làng nghề nơi đây rơi vào thoái trào. Số lượng miệng lò dần thu hẹp. Trên địa bàn toàn huyện hiện chỉ còn khoảng 663 miệng lò với 425 cơ sở sản xuất. Nhưng thực tế, chỉ còn 111 cơ sở sản xuất với 115 lò còn đang hoạt động.
Để khôi phục làng nghề hết sức độc đáo này, tỉnh Vĩnh Long đã bắt đầu kêu gọi đầu tư cho đề án: Di sản đương đại Mang Thít nhằm mời gọi đầu tư từ nguồn xã hội hóa phát triển du lịch vào “vương quốc gạch” tại đây.
Nhìn từ xa những lò nung nhả khói, cao ngút trời giống như những “tòa lâu đài trong truyện cổ tích vậy”
Các cơ sở tại đây chủ yếu sản xuất các loại gạch thẻ, gạch ống, gạch tàu, ngói
Để làm ra sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn: tạo hình, đóng mọc, phơi, nung
Tùy vào loại gạch mà mỗi mẻ nung thời gian và lượng trấu khác nhau
Mẻ gạch cần 15 ngày để nung và 7 ngày chờ gạch nguội
Gạch được nung bằng trấu với quy trình kiểm tra, canh lửa rất kỹ lưỡng, để bảo đảm gạch “chín” vừa đúng
Dù không còn hưng thịnh như trước, song nhiều bà con nơi đây vẫn cố gắng bám nghề cha ông truyền lại
Gạch được xếp dài từ trong nhà ra đến tận ngõ chờ thương lái đến mua
Theo Báo Vĩnh Long
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |