Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do thiếu len Cashmere từ những người chăn nuôi Ladakh, các thợ dệt ở Kashmir đã bắt đầu nhập khẩu lông Pashmina thô từ Trung Quốc và Mông Cổ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm của họ. Phần lớn lông Pashmina này không đảm bảo chất lượng; những con dê đó không được nuôi trong điều kiện khắc nghiệt cần thiết để kích thích sự phát triển của lớp lông siêu mềm đạt 100% lông Pashmina nguyên chất. Khu vực Ladakh sản xuất ít hơn 1% tổng số len cashmere thô của thế giới, nhưng nó nổi tiếng là nơi sản suất len cashmere tốt nhất trên thế giới.
Cashmere đắt tiền cũng đúng thôi. Người du mục Changpa cẩn thận chải lông cho dê khi chúng thay lông để thu hoạch lớp lông tơ, sau đó dùng tay nhặt từng sợi tốt. Tất cả lông sau khi làm sạch và xử lý từ một con dê chỉ được 4 ounce (113 g). Sau khi lông được sắp xếp, làm sạch và quay bằng tay, người ta sẽ tiến hành dệt, công đoạn dệt không kém phần khó khăn. Phải mất vài tháng đến một năm để các nghệ nhân có tay nghề cao hoàn thành sản phẩm dệt trên khung gỗ và đồ dệt được xuất khẩu trên khắp thế giới, bán với giá khoảng 200 đến 2000 đô la Mỹ từ các nhà bán lẻ xa xỉ.
Do số lượng dê Himalaya quý hiếm ngày càng giảm còn nhu cầu về len cashmere thật từ vùng Ladakh của Kashmir ngày càng tăng, các nhà khoa học tại Đại học Kashmir đã quyết định nhân bản dê Pashmina đầu tiên trên thế giới. Dự án, được tài trợ một phần từ Ngân hàng Thế giới và chủ yếu được Chính phủ Ấn Độ tài trợ, đã thành công và vào ngày 9 tháng 3 năm 2012, dê con Noori ra đời. Các nhà khoa học dự định tiết lộ cách nhân bản dê của họ cho người du mục Hy Mã Lạp Sơn để giúp họ tự nuôi dê, tuy nhiên, người chăn gia súc Changpa trong khu vực không mặn mà với phương pháp đó, phần lớn là vì họ bị ảnh hưởng của niềm tin Phật giáo.
Vấn đề đáng quan tâm khác là số lượng ngày càng tăng của loài báo tuyết trong khu vực, khiến đàn dê dễ bị tấn công.
Nếu việc nuôi dê Pashmina gặp khó khăn, bị lung lay đồng nghĩa chấm dứt kế sinh nhai của khoảng 300.000 người ở bang Jammu và Kashmir – những người trực tiếp hay gián tiếp, phụ thuộc vào lông Pashmina, mà còn chấm dứt văn hóa độc đáo của người du mục Changpa; hầu hết họ là tín đồ Phật giáo Tây Tạng và có tập tục phức tạp.
Theo petrotimes.vn