Cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) từng là giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc, sau Hiệp định Geneve năm 1954.
Được thực dân Pháp xây dựng năm 1952, cây cầu bị bom Mỹ đánh sập năm 1967. Năm 2002, cầu được phục chế và khánh thành vào ngày 18/5/2003.
Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng chỉ kéo dài 2 năm nhưng thực tế lên tới 21 năm. Ảnh chụp toàn cảnh cầu Hiền Lương - sông Bến Hải năm 1961, nhìn từ bờ bắc, triển lãm trong “Nhà trưng bày Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất”.
Tượng đài “Khát vọng thống nhất non sông” ở bờ nam với hình ảnh người thiếu phụ cùng con đang ngóng chồng và những người thân yêu ở bờ bắc qua dòng sông chia cắt.
Cầu Hiền Lương và đầu cầu phía bắc nhìn từ bờ nam Dàn loa phóng thanh ở bờ bắc, dùng để tuyên truyền và phát văn nghệ cho nhân dân ở bờ nam
Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất” ở bờ bắc. Nơi đây trưng bày những hình ảnh và hiện vật lịch sử liên quan tới cầu Hiền Lương, sông Bến Hải từ năm 1954 tới 1975
Chiếc loa có công suất 500W, đường kính rộng 1,7 m; hiện được đặt trước sân nhà trưng bày
Hình ảnh người vá cờ Hiền Lương. Lá cờ này có kích thước 9x12 m được treo ở bờ bắc sông Bến Hải trong giai đoạn 1957-1962. Hình ảnh quân giải phóng và du kích Quảng Trị
Toàn cảnh cầu Hiền Lương ngày nay nhìn từ cột cờ giới tuyến Tranh gốm ở chân cột cờ giới tuyến khắc ghi lại lịch sử và khát vọng thống nhất của người dân Cột cờ giới tuyến ở bờ bắc
Hiện cây cầu Hiền Lương đã được tu sửa và đưa vào phục vụ khách tham quan. Vé tham quan khu di tích đôi bờ Hiền Lương là 40.000 đồng/ người lớn. Mỗi năm, khu di tích này đón khoảng 20.000 lượt khách.
Hà Thành, vnexpress