Ẩm thực

Cốm dẹp: Đặc sản gắn liền văn hóa ẩm thực của người Khmer

11:12 - 03/01/2019
Nếu người Hà Nội tự hào vì có cốm Làng Vòng thì người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang có món cốm dẹp để mời khách mỗi khi đến thăm nhà vào mùa gặt.

Thưởng thức cốm dẹp trong lá chuối để tận hưởng hết vị ngon. Ảnh: Đoàn Xuân

Theo truyền thống vào mỗi vụ mùa trước khi thu hoạch lúa chín, người dân Khmer sẽ ra đồng gặt nếp về làm “om bóc srâu thmây” (cốm dẹp đầu mùa). Người Khmer gọi cốm dẹp là “om bóc” đặc sản từ hơn 100 năm trước đến nay vẫn được bà con làm để cúng các vị thần: thần Neac ta srê (thần đồng) và Preas chanh (thần Mặt trăng) nhằm tỏ lòng biết ơn cho một vụ mùa bội thu và nguyện cầu cho năm sau thời tiết đất trời thuận lợi, mùa màng tốt tươi.

Nếu cùng người dân Khmer tham gia làm cốm, bạn mới thấy hết được sự kì công của món ăn truyền thống này.

Nếp còn chưa già sẽ được gặt về trước lúc thu hoạch khoảng 10 ngày, trút lấy hạt, ngâm nước nửa ngày vớt ra để ráo. Ngâm nếp phải canh giờ vì nếu ngâm lâu, hạt nếp mềm sẽ khiến cốm nhão, ngâm thời gian ngắn thì hạt nếp sẽ khô cứng. 

Nếp nên rang trong nồi đất để nóng lâu. Ảnh: Cổng TT Điện tử  tỉnh Sóc Trăng

Rang nếp phải là người quen tay và rang trong nồi đất để giữ được nhiệt nóng lâu hơn. Một lần rang mất rất nhiều thời gian và công sức, chỉ một chén nếp, trút vừa đáy nồi đất là việc đảo rang được dễ dàng và hạt nếp nở chín dẻo đều.

Khi nếp rang vừa nổ thì trút ra cối bồng (cối giã gạo ngày xưa nhưng khoét rất sâu lòng) để vọt (giã). Chày vọt, cối, nạy (dùng để đảo cốm lúc giã) được làm từ thân cây vú sữa già, bởi người Khmer quan niệm thân cây vú sữa có chứa dòng sữa của sự sinh sôi nảy nở, tốt cho mùa màng về sau. 

Người giã cốm phải thật khéo léo để cho mẻ cốm ngon. Ảnh: Đoàn Xuân

Vọt cốm thường có hai người đứng đối diện nhau, mỗi người một chày, vừa vọt vừa dùng cây nạy đảo nếp để hạt cốm không bị gãy nát. Vọt khéo thì hạt cốm dẹp tròn đều, mạnh tay quá thì hạt cốm bị nát nhỏ vụn mất đẹp. Cốm giã xong đến công đoạn sàng sảy làm sạch. Người Khmer dùng nia sàng sẩy hết vỏ (trấu), cám, tấm trong cốm. 

Cốm dẹp trước khi ăn bao giờ cũng được trộn thêm đường, dừa vào. Dừa chọn trái già nạo nhỏ cho vào trong cốm, trộn đều với đường, vừa trộn vừa rắc thêm ít nước dừa cho mềm và thêm chút muối cho đậm đà. Ủ cốm khoảng 2 giờ cho dừa, đường thấm vào từng hạt nếp là có thể thưởng thức.

Rưới thêm một chút nước dừa tươi để cốm dẻo. Ảnh: Đoàn Xuân

Ngày nay, một số gia đình người Khmer làm cốm dẹp để bán còn cho thêm đậu phộng giã vào cho tăng phần bùi béo. Nhưng ngon nhất vẫn là ăn cốm dẹp theo cách truyền thống. Cho một ít cốm lên trên miếng lá chuối, dùng tay bốc ăn, nhâm nhi để cảm nhận tròn vị dẻo dai, ngọt, thơm, nồng, béo, bùi trong từng hạt cốm. Cách ăn này vẫn còn trong lễ hội Ok om bok (lễ cúng trăng tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi).

Nếu có dịp về Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang trước mùa gặt bạn hãy ăn cốm dẹp để biết thêm hương vị cốm mới của người Khmer.

Theo Đoàn Xuân/ ngoisao.net

Tỉnh thành Sóc Trăng

Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, nơi cửa sông Hậu đổ ra Biển Đông.

Điểm đến Sóc Trăng Xem thêm

Chùa Dơi
Chùa Dơi là một trong những ngôi chùa cổ nhất và đẹp nhất ở Sóc Trăng.
Chùa Đất Sét
Bên cạnh Chùa Dơi, Chùa Đất Sét cũng được coi là một biểu tượng của thành phố Sóc Trăng.
Chợ nổi Ngã Năm
Chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng là một trong 6 chợ nổi độc đáo của Việt Nam.
Chùa Kh'Leang
Chùa Kh’Leang là ngôi chùa uy nghiêm, lộng lẫy ở Sóc Trăng, mang đậm phong cách kiến trúc Khmer.
Chùa Chén Kiểu
Gọi là chùa Chén Kiểu vì chùa được trang trí bằng những chiếc bát, đĩa bằng sành sứ cùng phong cách kiến trúc lạ.
Chùa Bốn Mặt
Nằm trong hệ thống những ngôi chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, chùa Bốn Mặt có lối kiến trúc độc đáo, được công nhận là di sản văn...
Chùa La Hán
Không chỉ là nơi thờ phượng, sinh hoạt tôn giáo, chùa La Hán còn thu hút nhiều du khách thập phương bởi vẻ đẹp thanh tịnh, tao...
Những ngôi chùa nổi tiếng
Mảnh đất Sóc Trăng, nơi miền Tây thương nhớ với những ngôi chùa độc đáo, người dân chất phác, hiền hòa, là điểm đến lý tưởng cho...
Cù Lao Dung: hòn đảo xanh
Cù Lao Dung mang vẻ đẹp bình dị của miền Tây sông nước, là hòn đảo xanh nằm ở cuối nguồn sông Hậu, đang dần trở thành điểm du...

Ẩm thực Sóc Trăng Xem thêm

Bánh ống lá dứa - món ăn dân dã 'kéo cả một bầu trời' ký ức ùa về
Được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với nước cốt dừa, lá dứa, đường, bánh ống là món ăn vặt quen thuộc ở nhiều tỉnh miền Tây như...
Lạc chân đến Sóc Trăng để thưởng thức đặc sản bún tiêu ngon khó cưỡng
Đến với Sóc Trăng mà bỏ qua món bún tiêu trứ danh, quyến rũ thì bạn đã lỡ mất một trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ đấy.
Thơm lừng bún vịt nấu tiêu
Tỉnh Sóc Trăng được xem là nơi làm ra món ăn nổi danh bún vịt nấu tiêu. Món này do người Hoa chế biến đầu tiên, theo dòng thời...
Ứa nước miếng thưởng thức trâu khô ngon trứ danh ở Sóc Trăng
Thịt trâu đã trở thành món ăn được nhiều người yêu thích bởi dễ chế biến, trong đó không thể không nhắc đến món khô trâu và thịt...
Bún gỏi dà: Món bún có tên "độc, lạ" nhưng "ngon hết xảy" ở miền Tây
Theo nhiều người dân ở Sóc Trăng, bún gỏi dà là một trong những món có cách chế biến khá đặc biệt nhưng nguyên liệu thì rất đơn...
Thơm ngon bánh kẹo hỉ người Tiều
Ai đã trót mê bánh pía thì ắt hẳn sẽ không thể nào quên được cái cảm giác ngây ngất khi thưởng thức loại bánh này.
 Bánh bầu - cái tên "lạ hoắc" trong làng bánh Việt: không ăn thử nhanh có ngày "tuyệt chủng"
Trong vô vàn cái tên bánh ở Việt Nam, bánh bầu dường như rất ít khi được nhắc đến.
Bánh khọt: món ăn dân gian Nam bộ
Đối với người dân Nam bộ, bánh khọt là món ăn khá quen thuộc và được nhiều người yêu thích - mỗi chiếc bánh nhỏ có hình tròn vừa...
Những đặc sản Sóc Trăng dân dã mà đượm tình
Ẩm thực Sóc Trăng là sự giao thoa tuyệt vời giữa 3 nền văn hóa Kinh – Hoa – Khmer tạo nên những món ăn đặc sắc. Có dịp đến vùng...

Trải nghiệm Sóc Trăng Xem thêm

Về xứ Cù lao được ví như “tiểu đồng bằng sông Cửu Long”
Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) là một huyện cù lao nằm ở cuối nguồn của dòng sông Hậu. Đây là một vùng đất khá đặc biệt, giàu tiềm...
Đường hoa kèn hồng tuyệt đẹp ở Sóc Trăng đến mùa khoe sắc
Những ngày này, nhiều người đổ về Trung tâm hành chính huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) để ngắm vẻ đẹp mê hồn của đường hoa kèn...
Chợ nổi Ngã Năm – Hương vị quê nhà
Nếu bạn cần tìm một chốn mộc mạc, giản dị đậm chất miền Tây thì đừng ngại ngần ghé thăm Chợ nổi Ngã Năm.
Sóc Trăng bình yên bên những ngôi chùa
Một miền Tây bình yên là những gì đang hiện hữu ở những ngôi chùa độc đáo tại Sóc Trăng. Những cái tên chùa Dơi, chùa Chén Kiểu,...
Đến Sóc Trăng đừng quên chợ nổi Ngã Năm
“Nếu bạn cần tìm một chốn mộc mạc, giản dị đậm chất miền Tây, tôi khuyên bạn về với quê tôi - Chợ nổi Ngã Năm”, đây là lời chàng...
Con đường 160 cây kèn hồng nở rực rỡ ở Sóc Trăng
Nhiều du khách và các bạn trẻ miền Tây đến check-in con đường hoa dẫn vào khu hành chính huyện Châu Thành.

Cẩm nang du lịch Sóc Trăng Xem thêm

Những con đường ngập sắc hoa ở Sóc Trăng
Vào những ngày này, đi trên nhiều tuyến đường ở TP Sóc Trăng, nhiều người rất thích thú khi được đi trên những con đường nở đầy...
Hướng dẫn đi du lịch Sóc Trăng
Sóc Trăng có hai mùa, mùa nào cũng thích hợp để đi du lịch. Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây trước khi bắt đầu hành...
Phát triển du lịch sinh thái ven biển Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối nguồn sông Hậu, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là địa phương có nhiều sông nước, vùng ven...
Hòa mình với thiên nhiên tại 6 điểm du lịch sinh thái ở Sóc Trăng
Sóc Trăng không chỉ có những ngôi chùa đậm lối kiến trúc Khmer, tỉnh miền Tây này còn có nhiều điểm du lịch với vẻ đẹp thiên...