1, Vùng đất và biển phương nam thuộc Pháp
Đảo Saint-Paul. Ảnh: Nelly Gravier
Vùng đất và vùng biển phương nam thuộc Pháp là tên gọi chung cho các đảo phía nam Ấn Độ Dương, bao gồm bán đảo Crozet, quần đảo Kerguelen, Quần đảo Saint-Paul và Amsterdam và 60 đảo nhỏ cận Nam Cực.
“Vùng ốc đảo” này có diện tích hơn 67 triệu ha và là một trong những nơi có mật độ các loài chim và động vật biển có vú cao nhất trên thế giới. Đặc biệt, ở đây tập trung nhiều chim cánh cụt lớn và chim hải âu mũi vàng nhất trên thế giới. Vị trí xa xôi hẻo lánh của những hòn đảo này khiến chúng được bảo tồn cực kỳ tốt về mặt tiến hóa sinh học và là nơi nghiên cứu khoa học cực kỳ hiếm có và quý giá.
Mũ băng Cook trên đảo Kerguelen, băng hà lớn nhất châu Âu. Ảnh: Nelly Gravier
Loài bắp cải biểu tượng của đảo Kerguelen. Ảnh: Xavier Boinet
Hải âu Phoebetria fusca trên bán đảo Crozet. Đây là loài được IUCN xếp vào danh sách Đỏ có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Jean-Philippe Siblet
Một đôi chim hải âu lớn trên đảo Amsterdam. Ảnh: Roald Harivel
2, Rừng Hyrcanian, Iran
Rừng Hyrcanian là những cánh rừng độc đáo trải dài 850 km dọc theo bờ biển phía nam của Biển Caspi. Lịch sử của những khu rừng lá rộng này có từ 25 đến 50 triệu năm, khi chúng bao phủ hầu hết khu vực ôn đới phía Bắc này. Những khu vực rừng cổ này thu hẹp trong thời kỳ băng hà thứ tư, sau đó phát triển trở lại khi khí hậu trở nên ôn hòa hơn. Sự đa dạng sinh học của các loài hoa ở đây rất lớn: 44% thực vật có mạch được biết đến ở Iran được tìm thấy ở khu vực Hyrcanian, trong khi diện tích vùng này chỉ chiếm 7% tổng diện tích đất nước. Cho đến nay, 180 loài chim điển hình của rừng ôn đới lá rộng và 58 loài động vật có vú đã được ghi nhận, trong đó có loài báo Ba Tư.
Rừng sồi Mazandaran. Ảnh: Fariba Babaei
Dê núi Capra aegagrus. Ảnh: Komeil Ghasempour
Ếch cây phương Đông Hyla orientalis, loài động vật bị đe dọa. Ảnh: Parham Beyhaghi
Cây Taxus baccata, một loài cây có độc trong khu dự trữ rừng Afra Takhte. Ảnh:Farhad Masoudi/ Farhad Maso
3, Các khu bảo tồn chim di cư dọc theo Bờ biển Hoàng Hải - Vịnh Bột Hải, Trung Quốc (Giai đoạn I)
Khu vực này có hệ thống bãi bùn liên thủy triều được coi là lớn nhất thế giới. Những bãi bùn này, cùng với các đầm lầy và bãi cạn, cực kỳ màu mỡ và là nơi sinh sống của nhiều loài cá và động vật giáp xác. Các khu vực ngập triều ở đây có vai trò quan trọng toàn cầu đối với nhiều loài chim di cư bay theo đường bay Đông Á-Úc. Những đàn chim lớn, bao gồm cả một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, dùng đường bờ biển này làm nơi dừng chân để thay lông, nghỉ ngơi trên đường di cư, tránh đông hoặc làm tổ.
Bãi bùn. Ảnh: Đài truyền hình Diêm Thành
Mùa thu. Ảnh: Đài truyền hình Diêm Thành
Chim cà kheo. Đài truyền hình Diêm Thành
Hạc và nai nước. Đài truyền hình Diêm Thành
4, Vườn quốc gia Vatnajökull – vùng thiên nhiên lửa và băng năng động
Vùng núi lửa nổi tiếng này có diện tích hơn 1.400.000 ha, gần 14% lãnh thổ của Iceland, với 10 ngọn núi lửa mà 8 trong số đó là núi lửa phun trào dưới băng hà. Hai trong số này là núi lửa hoạt động tích cực nhất ở Iceland. Hoạt động của núi lửa dưới lớp băng hà dày ở Vatnajökull thể hiện dưới nhiều dạng, ngoạn mục nhất là jökulhlaup – tức lũ quét xảy ra khi rìa sông băng bị sụt lở khi núi lửa bên dưới phun trào. Hiện tượng liên tục tái diễn này đã dẫn đến sự xuất hiện của những đồng bằng độc đáo, các mạng lưới sông ngòi và những hẻm núi phát triển nhanh chóng. Các khu vực núi lửa là nơi sinh sống của các loài động vật nước ngầm đặc hữu đã sống sót qua Kỷ băng hà.
Khe nứt Lakagígar. Ảnh: Snorri Baldursson
Băng hà Hoffelsjökull. Ảnh: Snorri Baldursson
Thác nước. Ảnh: Snorri Baldursson
Hồ núi lửa Askja. Ảnh: Snorri Baldursson
Đỉnh núi Mt. Herðubreið. Ảnh: Snorri Baldursson
Lương Anh, theo whc.unesco.org