Điểm đến

Chùa Hà Tiên và những câu chuyện cổ xưa

08:39 - 12/12/2019
Chùa Hà Tiên (chùa Hà),ở xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa Hà Tiên được xây dựng từ năm Quý Mùi (1703), niên hiệu Chính Hòa thứ 24, đời vua Lê Hy Tông Duy Hiệp. Ngôi chùa trải qua nhiều thăng trầm lịch sử với những câu chuyện cổ xưa được lưu truyền đến mãi về sau.

Truyền thuyết kể rằng, bởi chùa nằm ở thế “sơn chỉ, thủy giao”, hai bên đều có gò đất lớn án ngữ tựa hình thanh long, bạch hổ. Chẳng thế mà thuở đất nước có giặc ngoại xâm, bà Lăng Thị Tiêu trên đường hội quân với vua Hùng Vương thứ 7 đánh giặc thấy thế đất lạ nên đã dừng chân tại đây để chiêu binh đánh giặc. Sau này bà được tôn phong là Quốc Mẫu Tây Thiên, để tưởng niệm bà, người dân lập bài vị thờ Quốc Mẫu tại chùa, gọi là Đức Thánh Đại Vương. Chùa Hà Tiên trở thành nơi đặc biệt khi vừa là điểm kính ngưỡng Phật pháp đồng thời là nơi thờ tự Quốc Mẫu.

Do sự biến động đổi thay, cho đến khoảng giữa thế kỷ XX, chùa Hà bị hủy hoại hoàn toàn, đến khoảng những năm 60, 70 của thế kỷ XX, nhân dân địa phương tận dụng những cơ sở công trình công cộng, bài trí tượng Phật, các đồ pháp khí còn lại làm nơi lễ Phật, cố gắng gìn giữ nơi chùa cảnh xưa để phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng, vì thế chùa Hà tuy bị hủy hoại nhưng pháp luân vẫn luôn chuyển trong tâm thức của nhân dân, của Phật tử gần xa, luôn kính ngưỡng về suối nguồn đạo đức, tâm linh.

Không gian chùa hiện nay đã được trùng tu xây dựng lại với quy mô lớn, Qua Tam quan từ phía Đông Nam tới tả hữu môn, vòng quanh hành lang tới Tam Bảo, kiến trúc không gian mô phỏng tòa Bảo tháp 3 tầng. Từ sân lên đến chùa, phải bước qua 9 bậc thềm, gọi là “Cửu trùng”. Mái chùa uốn cong 4 góc, trên nóc có “Lưỡng Long Triều Nguyệt”. Phía sau là nhà thờ tổ, đối xứng hai bên có nhà tiếp khách và phòng trưng bày. Phật đường và nhà Mẫu cao lồng lộng, uy nghi, thể hiện sự vĩnh cửu, thanh tịnh và thiêng liêng. Mặt tiền sảnh là bộ cánh cửa bằng gỗ tứ thiết, chạm trổ công phu, phía trên đặt chấn song con tiện, bên dưới tạc phù điêu tứ quý cách điệu. Ván bưng áp mái, chạy suốt mặt tiền đại điện, có 5 khuôn chữ lớn, nét khắc tinh xảo và mẫu mực. Ba mặt tiền sảnh, tả vu và hữu vu chùa đều có hành lang và dựng cột đá lập phương liền khối, chạm trổ hoa văn uyển chuyển.

Đặc biệt, chùa Hà Tiên còn có một tên khác là “chùa cầu mưa”. Ngày xưa trong vùng thường xuyên hạn hán khiến đất đai cằn cỗi, cây cối tàn lụi. Người dân sống dựa vào nông nghiệp lâm vào cảnh đói khát, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực. Tận mắt chứng kiến những khổ nạn đó, vị trụ trì chùa khi ấy là Tịnh Huân đã cho lập đàn tự hóa để cầu mưa. Theo đó, sư Tịnh Huân đã nguyện tự thiêu để cầu mưa cho dân vào ngày 30/5 âm lịch. Sau khi phát nguyện trước Tam Bảo và đất trời, ngài đã tọa trong tư thế kiết già. Ngọn lửa thiêu đốt báu thân nhưng hai bàn tay ngài thì vẫn còn nguyên hình dáng. Ngài tự thiêu để cúng già chi thiên, cầu đảo cho dân. Ngài thiêu hôm 30/5 thì 1/6 mưa lớn, mưa kéo dài liên tiếp 3 ngày. Người dân địa phương cho hay, đến ngày giỗ của vị sư tổ, trời thường đổ mưa. Dân trong vùng tránh nạn hạn hán, mùa màng tươi tốt, đời sống no ấm quanh năm. Ghi nhận công ơn của bậc chân tu, người dân đã dựng ngôi tháp bảo ba tầng để lưu trữ tro cốt của ngài.

Hiện trong vườn mộ tháp của chùa có tất thảy tới 8 ngôi. Phần lớn những bảo tháp này hiện vẫn còn vẹn nguyên với 3 tầng chính. Tháp cao khoảng 3m, có 4 mặt, được dựng bằng gạch nung đỏ kết dính bằng một loại nguyên liệu tổng hợp từ nhựa cây kết hợp với đất sét nhão. Dù 8 ngôi đều lưu giữ báu thân của các vị cao tăng, tuy nhiên, ở khu vực tồn tại tháp của ngài Tịnh Huân lại đặc biệt hơn do phần lớn khu vực được bao phủ bởi một cây sanh. Cây sanh này có rất nhiều rễ, bao trùm gần trọn 3 mặt phụ của bảo tháp. Trải qua nhiều thế kỷ cùng bao nắng dãi mưa dầm, cây sanh vẫn hiên ngang sừng sững như vậy.

Trong chùa còn có giếng cổ được nhiều người biết đến thường gọi giếng Ngọc nổi tiếng có dòng nước ngọt lành. Trải qua bao năm tháng, hiện giếng đã được sửa sang với thành xây kiên cố. Xưa, vào mùa hạn thì giếng đào cạn, đục không thể dùng được, người dân trong làng lại phải ra giếng cổ múc nước về ăn. Giếng ở chùa Hà Tiên có tiếng “trong xanh, mạch thủy nhiệm màu” nên các cụ xưa vẫn lưu truyền câu ví von: “Dù ai có xấu như ma/ Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên”. Hàng năm, hễ vào những ngày lễ lớn, khách thập phương ghé chùa lễ Phật xong đều xin nước ở giếng Ngọc, đem về thắp hương và uống.

Sự đan xen hài hoà của cảnh quan, không gian tĩnh mịch kiểu dáng kiến trúc riêng biệt cùng một bề dày lịch sử tạo nên tầm vóc của một di tích lịch sử văn hóa lớn. Chùa Hà Tiên là điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách trong chuyến hành trình: Vĩnh Yên, Tây Thiên, Tam Đảo.

Theo dulichvinhphuc.gov.vn

Tỉnh thành Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc hội đủ 3 vùng sinh thái: miền núi, trung du, và đồng bằng, tiềm năng du lịch phong phú.

Điểm đến Vĩnh Phúc Xem thêm

Tam Đảo
Với khí hậu thoáng mát, phong cảnh hữu tình, từ lâu Tam Đảo đã là một địa điểm du lịch phổ biến.
Sương mù giăng kín lối, Tam Đảo đẹp tựa trời Âu
Từng đợt sương mù trắng xóa từ trên núi ùa xuống bao phủ toàn bộ cảnh vật khiến thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đẹp kỳ lạ.
Hidden Hill Resort - Điểm đến lý tưởng để thư giãn gần Hà Nội
Cách Hà Nội chỉ 1 giờ xe chạy, Hidden Hill Resort ở Đại Lải, Vĩnh Phúc là một lựa chọn lý tưởng cho chuyến nghỉ ngơi ngắn ngày...
Vĩnh Phúc: Đền Đức Thánh Trần - Điểm du lịch tâm linh tại phố cổ Vĩnh Yên
Đền Đức Thánh Trần nằm trên đường Trần Quốc Tuấn, phường Ngô Quyền, Tp. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn...
Vĩnh Phúc: Đền Đậu thờ nữ tướng Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu
Đền Đậu thờ nữ tướng Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu thuộc làng Chùa, xã Định Trung, Tp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, được xếp hạng di tích lịch sử...
Flamingo Đại Lải Resort - Điểm hẹn hấp dẫn mùa Giáng Sinh 2019
Giáng Sinh ấm áp tại Vương quốc của hoa hồng, tình yêu và nghệ thuật Flamingo Đại Lải Resort/ Flamingo Đại Lải Resort - Điểm hẹn...
Ngất ngây với Vương quốc hoa Đỗ quyên rực rỡ ở Vĩnh Phúc
Hoa Đỗ quyên có nhiều màu sắc rực rỡ, thường được coi là loài “hoa báo Xuân” vì thường khoe sắc mỗi khi Xuân về, hoa mang ý nghĩa...
Hè này chơi đâu: Khám phá miền đất xanh cổ tích tại resort top 10 đẹp nhất hành tinh
Đến hẹn lại lên, mùa hè oi bức đến cũng là lúc giới trẻ rủ nhau “đi trốn” tại Flamingo Đại Lải Resort – điểm đến nức lòng các...
Tháp Bình Sơn, kiến trúc độc đáo ở Vĩnh Phúc
Tháp Bình Sơn thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, là ngôi tháp đất nung hiếm hoi hiện còn lại đến hôm...

Cẩm nang du lịch Vĩnh Phúc Xem thêm

3 địa điểm du lịch dịp 8/3 gần Hà Nội
Ngày 8/3 năm nay rơi vào thứ 6, vì vậy, nếu muốn du lịch ngắn ngày hoặc trong ngày, có những địa điểm rất gần Hà Nội mà bạn không...
Nghỉ dưỡng sang trọng kết hợp trải nghiệm văn hóa: Đón đầu xu thế tại Flamingo Đại Lải Resort
Là resort đi tiên phong trong lĩnh vực nghỉ dưỡng, Flamingo Đại Lải Resort luôn mang đến cho khách hàng những kỳ nghỉ sang trong...
Tam Đảo - Thị trấn cổ tích trong sương
Tam Đảo thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 60km. Khu du lịch Tam Đảo được người Pháp phát hiện và đầu tư xây dựng...
Khám phá hệ sinh thái nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải Resort
Flamingo Đại Lải Resort được vinh danh Khu nghỉ dưỡng Gia đình Sang trọng nhất Hành tinh tại World Luxury Hotels...
Flamingo Đại Lải Resort – Điểm dừng chân trên hành trình Bắc Việt
Nằm tại điểm kết nối chiến lược trên bản đồ du lịch, Flamingo Đại Lải Resort là khu nghỉ dưỡng 5 sao quy mô lớn...

Ẩm thực Vĩnh Phúc Xem thêm

Cầu kỳ cách làm cá thính của người Vĩnh Phúc
Cá thính, hay còn gọi là cá muối chua, là một đặc sản dân dã nổi danh của người Vĩnh Phúc.

Văn hóa Vĩnh Phúc Xem thêm

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 8/3, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Tín ngưỡng...
Độc đáo trò diễn "Trâu rơm, bò rạ" ngày xuân
Ngày 28/1 (mùng 4 Tết Canh Tý), hai làng Bích Đại và Đồng Vệ vào đám, nhân dân Đại Đồng lại háo hức xem trò trình diễn trâu rơm...
Hội đánh giậm có một không hai
Cả làng cùng háo hức, hò reo tham gia lễ hội vô cùng độc đáo, Lễ hội đánh giậm. Đây có lẽ là lễ hội độc nhất vô nhị trong hệ...
Vĩnh Phúc: Thả 120 chùm bóng thơ trong ngày Thơ Việt Nam
Sáng 15/2, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp với UBND thành phố Vĩnh Yên tổ chức “Ngày thơ Việt Nam” lần thứ XVII với chủ đề...
Nhiều di tích lịch sử ở Tam Đảo bị lãng quên
Nhiều di tích lịch sử ở thị trấn Tam Đảo đang dần biến mất do hoạt động kinh doanh du lịch thiếu sự quản lý chặt chẽ, nhiều khách...
“Sắc dó và gốm Hương Canh”: tôn vinh hai làng nghề truyền thống
Triển lãm "Sắc dó và gốm Hương Canh" mang tới cho người xem cảm nhận thâm trầm, sâu lắng về nghệ thuật kết tinh từ hai làng nghề...

Nhà hàng Vĩnh Phúc Xem thêm

Quán cà phê view đẹp ở Tam Đảo nơi Thư - Vũ hẹn hò trong 'Về nhà đi con'
Từ đây, bạn có thể phóng tầm nhìn ra xa, ngắm được cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ và lãng mạn.

Tin tức Vĩnh Phúc Xem thêm

Tam Đảo (Vĩnh Phúc) được công nhận là Khu du lịch quốc gia
Ngày 25/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 170/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch quốc gia Tam Đảo,...
Vĩnh Phúc: Các nhà hàng, khu du lịch và dịch vụ được phép hoạt động trở lại từ ngày 13/9
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 2520/QĐ-CT ngày 12/9/2021 về việc áp dụng một số biện pháp phòng, chống dịch...
Bệnh viện đa khoa Phúc Yên cách ly 12 y bác sĩ vì tiếp xúc với BN 243
12 y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 và cách ly 14 ngày do có liên...
Hết ngày hôm nay, xã Sơn Lôi không còn phải cách ly phòng dịch Covid-19
Hết ngày hôm nay, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện đủ thời hạn cách ly 3 tuần để phòng dịch Covid-19. Chính...
Danh thắng Tây Thiên vắng bóng người trong dịch COVID-19
Tại thời điểm hiện nay, lượng khách đến danh thắng Tây Thiên, Vĩnh Phúc - điểm du lịch tâm linh nổi tiếng - sụt giảm mạnh, các...
Nữ sinh THPT và mẹ nhiễm Covid-19 tại Vĩnh Phúc xuất viện
14h ngày 20/2, Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà (Vĩnh Phúc) đã công bố điều trị thành công cho 2 mẹ con bệnh nhân nhiễm...
Vì sao mẹ bé gái 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc không bị nhiễm Covid-19?
TS.BS Nguyễn Văn Lâm cho biết, trong lúc chăm sóc cho cháu, tránh giọt bắn của trẻ vào mắt, niêm mạc, đường hô hấp. Đồng thời yêu...
Bé 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc nhiễm Covid-19 đã có kết quả 2 lần âm tính
Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện sức khỏe của cháu bé ổn định, không sốt, bú mẹ tốt, kết quả xét nghiệm 2 lần âm...
Bệnh viện tuyến huyện đầu tiên chữa trị thành công 2 bệnh nhân nhiễm Covid-19
Chiều nay 18/2 tại phòng khám Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, 2 bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 đã được xuất viện và...