Ngôi chùa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha
Tọa lạc ở thôn Thuận Trạch (xã Mỹ Thuận, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), giữa mảnh đất đầy nắng và gió của miền Trung. Ngôi chùa toát lên nét giản dị, bình yên sâu lắng đến lạ thường. Chùa Hoằng Phúc không chỉ là địa điểm tín ngưỡng của những người con Phật mà còn là điểm đến tham quan của du khách gần xa.
Chùa được tu sửa nhưng vẫn giữ được nét nguyên trạng
Theo sử sách, tính từ khi Phật hoàng Trần Nhân Tông đặt chân thăm viếng, đến nay chùa đã có chiều dài lịch sử hơn 700 năm. Chùa Hoằng Phúc trước đây có tên gọi là chùa Kính Thiên, cái tên nói lên sự cung kính, sùng bái trời Phật để cầu mong được phù hộ độ trì, được sức khỏe, ấm no và hạnh phúc.
Chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2015
Ngôi chùa là nơi thờ tự đức Phật, Hoằng dương Phật pháp. Bên cạnh đó, chùa còn gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, những cột mốc lịch sử sáng ngời của dân tộc.
Trải qua nhiều biến cố thời gian, ngôi chùa dần xuống cấp và hiện nay đã được tôn tạo, phục dựng. Điều đáng khen ngợi ở đây là vẫn giữ được nét nguyên trạng cổ đó là Tam quan ngoại, Tam quan nội, tháp Phật và Tam Bảo chùa.
Với lịch sử 700 năm, chùa Hoằng Phúc được vinh danh là ngôi chùa cổ nhất miền Trung
Không dừng lại đó, chùa vẫn còn lưu giữ lại một số hiện vật như tượng Phật Quan Thế Âm, Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng các vị La Hán cùng một số pháp khí được đúc bằng đồng rất tinh xảo và có tính nghệ thuật thẩm mỹ cao.
Chùa Hoằng Phúc được vinh dự đón nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào tháng 12 năm 2015 và là địa điểm tín ngưỡng của Phật Giáo được tôn vinh là ngôi chùa cổ nhất miền Trung.
Đây là địa điểm thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan, chiêm bái
Ngoài việc phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho người dân địa phương, nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn, thú vị cho du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Cầu bình yên, may mắn đến với gia đình, bạn bè và người thân.
Theo laodong.vn