Đền Mẫu Liễu Hạnh nằm ở phía Nam của Đèo Ngang thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Toàn bộ ngôi đền rộng gần 350m², phía sau đền là dãy Hoành Sơn, ngay trước mặt là hồ nước ngọt của xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, mặt đền quay về hướng biển
Trải qua thời gian, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa với vẻ đẹp bình dị vẫn bảo lưu được những giá trị văn hóa, tâm linh
Đông đảo du khách thập phương đi lễ Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh những ngày đầu năm mới Nhâm Dần
Theo truyền thuyết trong dân gian, Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử. Bà là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, 3 lần giáng trần. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân", "Chế Thắng Hòa Diệu đại vương" và cuối cùng quy y cửa Phật theo lối bán tu rồi thành đạo là Mã Vàng Bồ Tát
Đầu năm mới Nhâm Dần, người dân đã tới đền Mẫu Liễu Hạnh cầu sức khỏe, tài lộc cho gia đình
Tương truyền Mẫu Liễu Hạnh là người mẹ cai quản vùng trời, vị thánh mẫu đứng đầu hệ thống Tam Phủ, Tứ Phủ thờ đạo Mẫu của người Việt. Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại Quảng Bình là nơi ghi dấu cho sự tích giáng trần của bà
Lễ Hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh mang đặc trưng của lễ hội cổ truyền Việt Nam với các nghi lễ mang tính phong tục và hướng về cội nguồn. Trong đó, hình tượng người Mẹ gắn với các nhu cầu về sức khỏe và tài lộc. Lễ hội này cũng hướng con người tới những giá trị tốt đẹp và cao cả
Trải qua hàng trăm năm, chiến tranh và thiên tai, đền Mẫu Liễu Hạnh bị hư hại nặng nề. Năm 1995, UBND tỉnh Quảng Bình công nhận ngôi đền là Di tích lịch sử văn hóa và khẩn trương cho tu sửa. Đây cũng là cách để bảo tồn giá trị văn hóa và tâm linh
Các bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm tại Đền thờ Liễu Hạnh Công
Du khách đến viếng đền Liễu Hạnh, hóa vàng đúng nơi quy định phòng tránh cháy nổ
Thanh Hiếu/VOV miền Trung
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |