Điểm đến

Về Cồn Chim

10:02 - 22/07/2019
Một ngày cuối tuần, chúng tôi về Cồn Chim, thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước (Bình Ðịnh). Ðây là nơi bảo tồn thiên nhiên, kết hợp phát triển du lịch sinh thái có diện tích gần 500 ha, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 15 km…

Thiên nhiên tươi đẹp ở Cồn Chim. Ảnh: MINH HOÀNG và QUY NHƠN LAKE VIEW

Sáng sớm, ông Huỳnh Trung Tấn và một cán bộ của Ban quản lý khu bảo tồn Cồn Chim đã chờ sẵn ở bến đò Phước Sơn. Chiếc xuồng máy chạy dầu ì ì rời bến, xuôi dọc đầm. Một bên là rừng sú vẹt, một bên là bãi nuôi trồng thủy sản của ngư dân xóm đảo. Dọc đường đi, thỉnh thoảng bắt gặp những ngư dân khai thác hải sản bằng lưới hay câu từ biển trở về sau một đêm mưu sinh. 

Ðể phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn, khu sinh thái ngập mặn được chia ra nhiều khu vực chức năng như: khu nuôi sinh thái kết hợp trồng rừng ngập mặn, khu bảo tồn cỏ biển, khu sân chim, khu nuôi động vật thân mềm… Trong đó, riêng hệ thực vật đã có khoảng 25 loài, nằm trong các dải rừng ngập mặn nguyên sinh và tái sinh. Những cây sú, vẹt, đước, bần… cùng với các loài cỏ biển, rong biển ở đây đang ngày càng hồi phục và phát triển. 

Hệ động vật cũng rất phong phú, với khoảng 64 loài phù du, 76 loài cá, hàng trăm loài chim, trong đó 23 loài thuộc nhóm chim nước và chim di cư, 10 loài chim rừng. Rừng ngập mặn ở đây được các nhà khoa học xác định đã có hàng trăm năm tạo thành một hệ sinh thái thực vật đa dạng, môi trường sống trong lành cho các loài thủy sản như tôm, cua, cá trú ẩn, sinh sôi, nảy nở.

Chiếc xuồng dừng lại trước căn chòi đầu tiên. Một khoảng đất khá rộng với vài ba ngôi nhà cấp bốn cùng hồ nuôi cua nước lợ hiện ra trước mắt. Ông Tấn cho biết, đây là cơ ngơi của Ban quản lý Khu bảo tồn Cồn Chim, hiện ông đang là nhân viên quản lý tại đây. Mặc dù đã ngoài 70 tuổi, nhưng nhiều năm gắn bó với Cồn Chim cho nên ông đã nhận làm công việc bảo vệ và hướng dẫn viên du lịch tình nguyện khi Ban quản lý có đoàn công tác đến liên hệ nghiên cứu khoa học hay khách đến tham quan. 

Trong căn phòng nhỏ có thể nhìn ra bốn bề là đầm, vây quanh là những cây đước, cây bần xanh tốt, ông Tấn nói vui: Cây sống trong vùng ngập mặn này cũng phải có sức sống mãnh liệt lắm đấy. Ðể có được một cây sống xanh tốt như hôm nay, người trồng phải dặm đi, dặm lại, có gốc thậm chí phải dặm hàng chục lần. Những cây đước ngăn được sóng dữ và gió cát vốc từ đất liền ra đảo trông như một thành lũy. Vào mùa gió chướng, có những trận cuồng phong, cuốn theo nhiều cát bụi như muốn ném vào mặt người, vào nhà, vào từng ô đất trồng rau nhỏ bé, khiêm nhường của người nông dân Cồn Chim chắt chiu, bảo vệ bao đời mới có.

Thôn Vinh Quang 2 là nơi phần lớn cư dân Cồn Chim sinh sống. Làng biển, với những nóc nhà mái ngói, những vườn rau xanh, cây hoa mọc lấp ló trên những vụng đất nhỏ được quây lại bằng những cây bần cổ thụ thấp thoáng phía xa. Hơn 280 hộ dân của cả Cồn Chim quần tụ tại đây. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, xóm biển này chỉ có vài ba nóc nhà tranh sơ sài, dựng tạm. Dưới cái nóng 40oC, bắp tay ông Tấn nhìn ngược nắng trông như chiếc bánh mì phủ mật, thoăn thoắt buộc neo thuyền rồi đưa tay, kéo từng người trong đoàn chúng tôi lên bờ. Tiếng máy cưa xẻ gỗ dựng nhà mới ầm ĩ, tiếng trẻ con nô đùa, cười nói xôn xao chào đón chúng tôi khi bắt đầu đặt chân lên đảo.

Anh Hồ Văn Trung, Phó trưởng thôn Vinh Quang 2 kiêm xóm trưởng Cồn Chim cho biết, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cồn Chim được biết đến là một vùng đất cách mạng. Thời kỳ đó, mảnh đất kiên trung này đã phải oằn mình chống chọi hàng trăm tấn bom, nhiều chiến sĩ bị địch bắt, cầm tù, tra tấn dã man, nhưng ý chí quật cường của người dân nơi đây vẫn vững vàng, trở thành chỗ dựa vững vàng cho cách mạng tiếp tục duy trì và phát triển. 

Trong xóm hiện có hàng chục gia đình được chứng nhận có công với cách mạng, nhiều mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Ngay đầu xóm, có một bia tưởng niệm, ghi danh liệt sĩ là những người con đất bãi Cồn Chim đã ngã xuống hy sinh vì Tổ quốc. Ðến khoảng giữa những năm 1990, lần đầu Cồn Chim hân hoan chào đón đường dây dẫn điện vượt biển từ đất liền. Cũng từ đây, Cồn Chim thay da, đổi thịt từng ngày. Nhờ có chính sách khoán hộ trong nông nghiệp, năng suất nuôi trồng thủy sản tăng lên, môi trường rừng và nguồn lợi thủy sản từ đó cũng được cải thiện. 

Năm 2004, dự án phục hồi sinh thái và khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi vùng Cồn Chim - đầm Thị Nại được chính thức triển khai đã mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế, xã hội cho người dân trên đảo. Từ một nơi hiu quạnh, vắng vẻ, Cồn Chim đã nhanh chóng được phủ cây xanh, thu hút những đàn chim di cư từ phương xa tìm đến làm nơi đỗ đậu bình yên. Ðến năm 2008, Nhà nước đã đầu tư đường ống đưa nước sạch từ đất liền ra Cồn Chim, giúp người dân thoát cảnh bao đời nay phải mua từng can nước rồi chở ghe từ Nhơn Hội (TP Quy Nhơn) ra đảo. Thêm nữa, với kinh phí khoảng 200 triệu đồng, con đường bê-tông đầu tiên cũng được khánh thành tại Cồn Chim, từ đó, những con đường nhỏ, những ngôi nhà dân và nhiều công trình dân sinh khác đã mọc lên nhanh chóng nhờ hạ tầng giao thông được mở mang, phát triển. 

Tháng 5-2018, để nâng cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho cư dân Cồn Chim, ngành điện Bình Ðịnh đã xây dựng đường điện 22 kV dài 570 m và lắp trạm biến áp tại xóm đảo, với tổng vốn đầu tư hơn 1,7 tỷ đồng.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Hải, một người đã có hàng chục năm làm cán bộ xóm đảo Cồn Chim cho biết, người dân Cồn Chim từ xưa đã sống trong sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Bây giờ, Cồn Chim tuy là một ốc đảo nhưng cũng đã có đầy đủ các tổ chức, đoàn thể như: Cựu chiến binh, Người cao tuổi, Ðoàn thanh niên… 

Nhờ hoạt động hiệu quả, thời gian qua các tổ chức, đoàn thể thật sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho người dân địa phương. Cuộc sống hiện nay của 1.200 người dân Cồn Chim vẫn còn nhiều khó khăn, do chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Muốn vào đất liền hay từ đất liền ra đảo vẫn phải trông chờ vào những chuyến đò ngang. 

Hiện nay, xóm Cồn Chim mới chỉ có một lớp mẫu giáo khoảng 20 cháu và một cô giáo, lớp tiểu học có gần 50 học sinh thì phải học ghép lớp. Khi lên THCS và THPT các cháu phải đi đò sang đất liền để học. Người dân Cồn Chim đang mơ ước sẽ sớm có một cây cầu nối đất liền ra đảo, vừa hỗ trợ cải thiện cuộc sống, sinh hoạt của người dân, vừa tạo điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng.

Cồn Chim vào lúc hoàng hôn. Những đàn chim bắt đầu trở về, kết thúc một ngày đi kiếm mồi nơi tứ xứ. Ông Tấn giảm tiếng động cơ xuồng máy, cốt không muốn đánh động lũ chim đang sà xuống mỗi lúc một nhiều hơn trên những ngọn cây đước, cây bưng phía xa đầm bãi. Ông bỗng cất cao tiếng hò Bả Trạo. Tiếng hò của ông ngân xa mãi như chạm đến tận ráng chiều cuối chân trời:

Thanh bình thiên hạ/ Nhà nhà chung thỏa/ Chốn chốn kỳ cầu/ Bủa lưới giăng câu/ Sinh nhai no ấm”…

Cát Tiên/Báo Nhân Dân

Tỉnh thành Bình Định

Bình Định
Bình Định có cảnh quan thiên nhiên phong phú, một điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, và văn hóa.

Điểm đến Bình Định Xem thêm

Eo Gió
Eo Gió là một trong những tuyệt tác do Mẹ Thiên nhiên ban tặng Việt Nam.
Bãi Kỳ Co
Được ví là Maldives của Việt Nam, Kỳ Co là điểm du lịch lý thú nhất tại Quy Nhơn, Bình Định.
Quy Nhơn
Quy Nhơn xứng đáng là điểm nhấn du lịch của đất võ Bình Định với những bãi tắm hoang sơ và cảnh biển đẹp hút hồn.
Non nước Hầm Hô
Bình Định không chỉ có biển, giữa ngút ngàn của rừng xanh dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ, còn có một nơi gọi là Hầm Hô - tuyệt...
Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít còn có tên gọi là tháp Bạc là một cụm các tháp cổ Chăm Pa, hiện nay nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước...
Ngắm vẻ đẹp nguyên sơ và thưởng thức hải sản 'siêu chất' ở gành đá Lộ Diêu
Đến Lộ Diêu (thuộc xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) những ngày hè, du khách sẽ được tận hưởng trọn vẹn những giây...
Ghềnh Ráng Tiên Sa - bãi biển của truyền thuyết
Ở Quy Nhơn (Bình Định) có một bãi biển đẹp như tranh là Ghềnh Ráng Tiên Sa (thuộc P.Ghềnh Ráng).
Độc nhất làng bí đao khổng lồ mỗi trái nặng từ 40 - 60 kg
Người dân làng Chánh Trạch (gồm 2 thôn Chánh Trạch 1, 2, xã Mỹ Thọ, H.Phù Mỹ, Bình Định) luôn tự hào bí đao khổng lồ của làng...
Hoang sơ Mũi Rồng
Với vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ mà gần gũi, Mũi Vi Rồng là điểm đến mới cho những ai yêu thích khám phá và trải nghiệm khi du lịch...

Cẩm nang du lịch Bình Định Xem thêm

Gợi ý lịch trình ăn chơi chi tiết nhất tại phố biển Quy Nhơn
Dưới đây là những gợi ý ăn chơi chi tiết nhất tại phố biển Quy Nhơn.
Bình Định: Về Phù Cát thăm gì, chơi ở đâu?
Phù Cát là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, nơi đây nổi tiếng có bờ biển đẹp, bãi cát trắng mịn, ngoài ra còn có...
5 địa điểm du lịch Quy Nhơn nhất định bạn nên ghé thăm
5 địa điểm du lịch Quy Nhơn này được rất nhiều du khách yêu thích và thường đến check-in mỗi lần ghé thăm đất võ.
Vùng biển ít người biết ở Quy Nhơn nơi bạn tha hồ 'sống ảo'
Biển ở Cù lao Xanh (Quy Nhơn) vừa đẹp, vừa vắng, du khách có thể thoả thích vui chơi và chụp ảnh "sống ảo".
Biển Quy Nhơn trải dài mênh mông nhìn từ trên cao
Thành phố miền Trung sở hữu những bãi biển cát mịn, nước biến đổi nhiều sắc xanh khác lạ.
Bình Định quảng bá du lịch miền đất võ
Bình Định – mảnh đất biển miền Trung hiền hòa và hiếu khách níu chân bao người ghé thăm. Tại Hội chợ Du lịch Quốc tế - VITM 2019,...
Những địa danh bỏ túi khi đến Quy Nhơn
Quy Nhơn là thiên đường biển đảo với biển xanh, cát trắng và nắng vàng.

Ẩm thực Bình Định Xem thêm

Bình Định: 3 món ăn dân dã mà ngon
Bình Ðịnh được nhiều du khách biết đến không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử, mà từ miền...
Bột sắn chấm nước mắm: Nghe kỳ lạ nhưng là món ăn tuổi thơ của rất nhiều người
Những tưởng tuổi thơ ngày xưa chỉ có món bột sắn nấu với chút đường, ai ngờ đâu ở Bình Định còn có cả bột sắn chấm nước mắm nữa...
Trứng kiến xào hành
Những ngày nắng lớn trong mùa hè, đột nhiên có những lúc trời dịu bất ngờ, là khi có nhiều trứng kiến, đây là dịp tốt để người...
Thơm ngon bún rạm, bún tôm Phù Mỹ
Vài năm gần đây, Bình Định đã trở thành một điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách gần xa. Đến Bình Định không thể bỏ qua nét ẩm...
Thơm ngon bún rạm, bún tôm Phù Mỹ
Vài năm gần đây, Bình Định đã trở thành một điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách gần xa. Đến Bình Định không thể bỏ qua nét ẩm...
Về xứ dừa Tam Quan thưởng thức món bánh tráng khoai lang
Tam Quan không chỉ nức tiếng với bánh tráng nước dừa, ở xứ dừa Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) còn có món bánh có "một...
Ẩm thực xứ Nẫu
Không chỉ được biết đến với những thắng cảnh đẹp, xứ Nẫu - Bình Định còn là “thủ phủ” của các món ăn ngon và độc đáo dưới...
Về xứ võ “đừng quên” thưởng thức đặc sản bánh dây Bồng Sơn
Về Bình Định, ngoài bánh hỏi cháo lòng, bánh ít lá gai, bún song thằn… nhưng nếu du khách “bỏ quên” món ăn độc đáo bánh dây Bồng...
Thơm ngon bánh xèo mực Quy Nhơn
Bánh xèo mực ở phố biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định mang một nét rất riêng với hương vị độc đáo, khác biệt so với bất cứ loại bánh...

Văn hóa Bình Định Xem thêm

Bình Định: Dâng hương kỷ niệm 228 năm ngày mất Hoàng đế Quang Trung
Hôm nay (16/9), tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình...
Thăm nơi Bác Hồ gặp phụ thân lần cuối
Câu nói của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã thôi thúc Người phải mạnh mẽ, nhanh chóng ra đi tìm...
Lễ hội khai sơn cầu ngư vạn đầm Xương Lý
Trong hai ngày 2 và 3.2 (mùng 9, 10 tháng giêng), tại Lăng ông Nam Hải (xã Nhơn Lý, TP.Quy Nhơn, Bình Định) diễn ra lễ hội khai...
Ấn tượng Hội thi Mai vàng An Nhơn lần đầu tổ chức
Lần đầu tiên, hàng trăm cây mai thế hình dáng độc đáo được trưng bày để người yêu mai thưởng lãm. Nổi tiếng là vùng đất của mai...
Kỳ công nghề làm bún Song Thằn tiến Vua ở đất võ Bình Định
Làng An Thái là một trong những làng nghề truyền thống cổ ở Bình Định - nơi đây không chỉ là cái nôi của võ thuật mà còn là nơi...
Múa trống đôi của người Chăm H’roi
Múa trống đôi là một nét văn hóa độc đáo trong đời sống, sinh hoạt văn hóa của người Chăm H’roi. Thông qua âm thanh, nhịp điệu,...
Điều chỉnh tượng Trịnh Công Sơn đặt ở biển Quy Nhơn vì… hơi mập
Tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bên bờ biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) sẽ được điều chỉnh lại một số chi tiết theo ý kiến của Bộ Văn...
Bỏ 5 tỷ đồng “thay” lớp đá sân Bảo tàng Quang Trung có lãng phí?
Nhiều ngày qua, người dân cũng như du khách khi đến tham quan Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) thấy khó hiểu...
Khai mạc Liên hoan Văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Ðịnh lần thứ I - năm 2019
Tối 11/9, tại Quảng Trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, Bình Định đã khai mạc Liên hoan Văn hóa cồng chiêng các dân...

Nhà hàng Bình Định Xem thêm

5 quán cà phê gần biển ở Quy Nhơn
Bạn có thể thưởng thức đồ uống và ngắm biển khi đến các quán như Surf Bar, S-Blue, Life’s A Beach...

Khách sạn Bình Định Xem thêm

Anantara Quy Nhơn Villas - 1 trong 16 khách sạn mới thú vị của châu Á
Theo bình chọn do CNN vừa công bố, Anantara Quy Nhơn Villas vinh dự góp mặt trong danh sách những khách sạn mới thú vị nhất ở khu...

Trải nghiệm Bình Định Xem thêm

Đến Quy Nhơn để cảm nhận vẻ đẹp của chốn bồng lai
Những năm gần đây, Quy Nhơn nổi lên trong danh sách những địa điểm thú vị hấp dẫn nhiều du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, con người...
Khám phá Kỳ Co – Hòn đảo nên thơ mệnh danh “Maldives Việt Nam”
Bật mí cẩm nang khám phá, ăn chơi miền đất mới Kỳ Co một cách trọn vẹn nhất dành cho du khách.
Ngắm bình minh ở ghềnh Hoài Hải
Được giới thiệu về vẻ đẹp của ghềnh đá Hoài Hải (xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) từ lâu nhưng mãi đến gần đây,...
Tòa thư viện một thế kỷ ở phố biển: Điểm check-in 'trở về ngày xa xưa'
Nằm ẩn mình giữa phố biển Quy Nhơn, ít ai biết rằng công trình tòa nhà Thư viện trường Đại học Quy Nhơn đã có tuổi đời ngót một...
"Quên lối về" ở cung đường Quy Nhơn - Sông Cầu
Là tuyến đường nối liền hai tỉnh Bình Định - Phú Yên, cung đường Quy Nhơn - Sông Cầu mê hoặc lòng người bởi sự hòa hợp tuyệt đẹp...
Có một Bình Định rất khác
Bình Định bây giờ đã là cái tên rất hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Núi non, biển trời...
Kỳ Co - Hãy đến lúc bình minh, ngắm mặt nước màu xanh ngọc bích
Những năm gần đây, Kỳ Co trở thành tâm điểm cho hàng ngàn du khách gần xa khi đi du lịch Bình Định. Màu nước xanh ngọc bích trong...
Báo Tây tiết lộ những địa điểm cắm trại "siêu hot” ở Việt Nam
Trong một bài viết, trang du lịch Culture Trip đã giới thiệu với độc giả những địa điểm cắm trại lý tưởng nhất ở Việt Nam cho...
Những điều cực thú vị chỉ có ở Cù Lao Xanh mà bạn chưa hề biết
Từ Quy Nhơn (Bình Định) nhìn ra hướng biển, ngay gần đường chân trời là một hòn đảo xanh thẫm nằm giữa bao la sóng nước, đó là Cù...

Tin tức Bình Định Xem thêm

Bình Định: Tổ hợp không gian khoa học hút khách dịp hè
Sau thời gian ngắn đưa vào hoạt động, Tổ hợp Không gian khoa học do Trung tâm Khám phá Khoa học và Đổi mới sáng tạo thuộc Sở Khoa...
Mãn nhãn chứng kiến cá voi xanh săn mồi ở vùng biển Đề Gi, Bình Định
Cá voi xanh liên tục xuất hiện tại khu vực Hòn Trâu, thuộc vùng biển Đề Gi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đang thu...
Bình Định xử lý xe điện bát nháo tại khu du lịch
Việc thí điểm xe điện 4 bánh thân thiện với môi trường, không dây tiếng ồn phù hợp với sự phát triển du lịch của thành phố Quy...
Sôi động du lịch hè ở Bình Định
Những ngày đầu tháng 7 này, lượng khách du lịch đến với Bình Định tiếp tục tăng nhanh. Tại các điểm du lịch, bãi biển ở thành phố...
Bình Định đón lượng khách tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái
6 tháng đầu năm nay, tỉnh Bình Định đón gần 2,3 triệu lượt khách đến du lịch. Dự báo lượng khách tiếp tục tăng trong thời gian...
Bình Định đón hơn 192.000 lượt du khách trong 4 ngày nghỉ lễ
Trong 4 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 và 1/5, tỉnh Bình Định đón hơn 192.000 lượt khách, tăng 92% so với cùng kỳ năm 2021, tổng doanh thu...
Nhiều hoạt động Lễ hội du lịch biển Quy Nhơn 2022
Sáng 22/4, Sở Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức họp báo công bố các hoạt động diễn ra tại Lễ hội du lịch biển Quy Nhơn 2022 với...
Bình Định: Chấn chỉnh việc tu bổ tháp Chăm ảnh hưởng đến di tích
Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa kiểm tra việc thi công tại công trình xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di...
Khánh thành Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt
Chiều 15/2, tức Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương, dâng hoa và cắt băng khánh thành...