4 di sản thiên nhiên thế giới UNESCO mới công nhận là những nơi nào?

08:11 - 10/07/2019
Trong kỳ họp lần thứ 43 Uỷ ban Di sản Thế giới tại Baku, Azerbaijan, diễn ra từ ngày 30/6 tới ngày 10/7/2019, Ủy ban Di sản LHQ đã công nhận thêm 29 di sản, trong đó, có 4 di sản thiên nhiên.

1, Vùng đất và biển phương nam thuộc Pháp

Đảo Saint-Paul. Ảnh: Nelly Gravier 

Vùng đất và vùng biển phương nam thuộc Pháp là tên gọi chung cho các đảo phía nam Ấn Độ Dương, bao gồm bán đảo Crozet, quần đảo Kerguelen, Quần đảo Saint-Paul và Amsterdam và 60 đảo nhỏ cận Nam Cực. 

“Vùng ốc đảo” này có diện tích hơn 67 triệu ha và là một trong những nơi có mật độ các loài chim và động vật biển có vú cao nhất trên thế giới. Đặc biệt, ở đây tập trung nhiều chim cánh cụt lớn và chim hải âu mũi vàng nhất trên thế giới. Vị trí xa xôi hẻo lánh của những hòn đảo này khiến chúng được bảo tồn cực kỳ tốt về mặt tiến hóa sinh học và là nơi nghiên cứu khoa học cực kỳ hiếm có và quý giá.

Mũ băng Cook trên đảo Kerguelen, băng hà lớn nhất châu Âu. Ảnh: Nelly Gravier 

Loài bắp cải biểu tượng của đảo Kerguelen. Ảnh: Xavier Boinet 

Hải âu Phoebetria fusca trên bán đảo Crozet. Đây là loài được IUCN xếp vào danh sách Đỏ có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Jean-Philippe Siblet 

Một đôi chim hải âu lớn trên đảo Amsterdam. Ảnh: Roald Harivel 


2, Rừng Hyrcanian, Iran

Rừng Hyrcanian là những cánh rừng độc đáo trải dài 850 km dọc theo bờ biển phía nam của Biển Caspi. Lịch sử của những khu rừng lá rộng này có từ 25 đến 50 triệu năm, khi chúng bao phủ hầu hết khu vực ôn đới phía Bắc này. Những khu vực rừng cổ này thu hẹp trong thời kỳ băng hà thứ tư, sau đó phát triển trở lại khi khí hậu trở nên ôn hòa hơn. Sự đa dạng sinh học của các loài hoa ở đây rất lớn: 44% thực vật có mạch được biết đến ở Iran được tìm thấy ở khu vực Hyrcanian, trong khi diện tích vùng này chỉ chiếm 7% tổng diện tích đất nước. Cho đến nay, 180 loài chim điển hình của rừng ôn đới lá rộng và 58 loài động vật có vú đã được ghi nhận, trong đó có loài báo Ba Tư.

Rừng sồi Mazandaran. Ảnh: Fariba Babaei 

 Dê núi Capra aegagrus. Ảnh: Komeil Ghasempour 

Ếch cây phương Đông Hyla orientalis, loài động vật bị đe dọa. Ảnh: Parham Beyhaghi 

Cây Taxus baccata, một loài cây có độc trong khu dự trữ rừng Afra Takhte. Ảnh:Farhad Masoudi/ Farhad Maso


3, Các khu bảo tồn chim di cư dọc theo Bờ biển Hoàng Hải - Vịnh Bột Hải, Trung Quốc (Giai đoạn I) 

Khu vực này có hệ thống bãi bùn liên thủy triều được coi là lớn nhất thế giới. Những bãi bùn này, cùng với các đầm lầy và bãi cạn, cực kỳ màu mỡ và là nơi sinh sống của nhiều loài cá và động vật giáp xác. Các khu vực ngập triều ở đây có vai trò quan trọng toàn cầu đối với nhiều loài chim di cư bay theo đường bay Đông Á-Úc. Những đàn chim lớn, bao gồm cả một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, dùng đường bờ biển này làm nơi dừng chân để thay lông, nghỉ ngơi trên đường di cư, tránh đông hoặc làm tổ.

Bãi bùn. Ảnh: Đài truyền hình Diêm Thành

Mùa thu. Ảnh: Đài truyền hình Diêm Thành

Chim cà kheo. Đài truyền hình Diêm Thành

Hạc và nai nước. Đài truyền hình Diêm Thành


  4, Vườn quốc gia Vatnajökull – vùng thiên nhiên lửa và băng năng động

Vùng núi lửa nổi tiếng này có diện tích hơn 1.400.000 ha, gần 14% lãnh thổ của Iceland, với 10 ngọn núi lửa mà 8 trong số đó là núi lửa phun trào dưới băng hà. Hai trong số này là núi lửa hoạt động tích cực nhất ở Iceland. Hoạt động của núi lửa dưới lớp băng hà dày ở Vatnajökull thể hiện dưới nhiều dạng, ngoạn mục nhất là jökulhlaup – tức lũ quét xảy ra khi rìa sông băng bị sụt lở khi núi lửa bên dưới phun trào. Hiện tượng liên tục tái diễn này đã dẫn đến sự xuất hiện của những đồng bằng độc đáo, các mạng lưới sông ngòi và những hẻm núi phát triển nhanh chóng. Các khu vực núi lửa là nơi sinh sống của các loài động vật nước ngầm đặc hữu đã sống sót qua Kỷ băng hà.

Khe nứt Lakagígar. Ảnh: Snorri Baldursson

Băng hà Hoffelsjökull. Ảnh: Snorri Baldursson

Thác nước. Ảnh: Snorri Baldursson

 Hồ núi lửa Askja. Ảnh: Snorri Baldursson 

Đỉnh núi Mt. Herðubreið. Ảnh: Snorri Baldursson 

 Lương Anh, theo whc.unesco.org

Điểm đến Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Hoàng thành Thăng Long
Điểm đến yêu thích của những người đam mê lịch sử và khảo cổ khi tới Hà Nội.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An: Độc đáo, giá trị và đặc trưng
Ngày 26.5.2009, tại đảo Jeju - Hàn Quốc, Ủy ban Điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận Cù...

Cẩm nang du lịch Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Những bức ảnh chứng minh vì sao "Hội An là thành phố tốt nhất thế giới năm 2019"
Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam mới đây được tạp chí du lịch Travel + Leisure bình chọn là thành phố tốt nhất thế giới năm 2019....

Văn hóa Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Italy có thêm một Di sản thế giới được UNESCO công nhận
Italy đã trở thành quốc gia có nhiều Di sản thế giới nhất được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công...
UNESCO công nhận hơn 10 cổng vòm thời Trung cổ của Italy là Di sản thế giới
Ngày 28/7, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận 12 bộ cổng vòm thời Trung cổ và các công...
Kỷ niệm 20 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần hai
Tối 12 - 1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 20 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên...
Ngạc nhiên lý do UNESCO thẳng tay loại lễ hội hóa trang Bỉ khỏi danh sách di sản thế giới
Từng được công nhận là Di sản Văn hóa UNESCO, nhưng giờ đây Lễ hội hóa trang Aalst, Bỉ lại bị đưa ra khỏi danh sách.
UNESCO ghi danh di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam
Ngày 12/12, UNESCO đã ghi danh di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật...
Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận văn hóa Óc Eo là di sản thế giới
Khu vực đề cử sẽ gồm 3 khu vực là Khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang), Khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) và Khu di tích Gò Tháp...
Kiến trúc tổng hòa độc đáo góp phần làm nên diện mạo "Thành phố vì hòa bình"
20 năm đã trôi qua kể từ ngày Hà Nội được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hòa bình” (16.7.1999-16.7.2019). TS - KTS Đào Ngọc...
Giữ gìn nét đẹp Ca trù
Ca trù là một nét văn hóa độc đáo của Việt Nam, là di sản văn hóa phi vật thể UNESCO. Tại Hà Nội có một giáo phường nhiều thế hệ,...
Tự hào Hà Nội - “Thành phố vì hòa bình”
Ngày 16.7.2019 đánh dấu tròn 20 năm kể từ ngày Hà Nội, thành phố duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được UNESCO trao...

Tin tức Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Nghỉ lễ Giỗ Tổ: Hơn 10.000 du khách đến Hội An mỗi ngày
Với nhiều hoạt động, sự kiện đặc sắc cùng nhiều chính sách kích cầu du lịch, những ngày qua, Di sản Văn hóa thế giới Hội An đã...
UNESCO ghi danh Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại
Tại phiên họp trực tuyến sáng ngày 15/12 của Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi...
Đề cử 'Hoàng Hoa sứ trình đồ' là di sản tư liệu thế giới
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới tại Việt Nam về việc đề cử "Hoàng Hoa sứ trình đồ" là di...
Lập hồ sơ 2 di sản văn hóa tiêu biểu trình UNESCO
Ngày 20/10/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản 7611/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về...
Đưa Khu di tích Óc Eo - Ba Thê vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi Báo cáo...
Hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Cửu đỉnh Huế là di sản tư liệu thế giới
Trung tâm Di tích cố đô Huế cho biết đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xem xét cho ý kiến trước khi đệ...
Google mở tour du lịch ảo tới các di sản thế giới được UNESCO công nhận
Người dùng có thể thỏa sức khám phá đỉnh Kilimanjaro (Tanzania), lăng Taj Mahal (Ấn Độ), Công viên quốc gia Yosemite (California,...
 Bánh mỳ baguette 'cạnh tranh' danh hiệu di sản phi vật thể của UNESCO
CNN đăng tải, bánh mỳ baguette - một trong những biểu tượng của ẩm thực và văn hóa Pháp, rất có thể sẽ nhanh chóng có tên trong...
Nhật Bản có thêm một di sản văn hóa phi vật thể
Tại cuộc họp trực tuyến của Ủy ban liên chính phủ thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra ngày...