Gusuku - Di sản Thế giới UNESCO ở Okinawa, Nhật Bản

17:46 - 01/11/2019
Thành Shuri được công nhận là Di sản thế giới UNESCO năm 2000, cùng với 8 di tích kiến trúc khác tạo nên Di sản thế giới Gusuku và các di sản liên quan tới vương quốc Ryukyu.

Di tích tường thành Zakimi nằm trên một ngọn đồi gần mũi Zampa ở đảo Honto, Okinawa. Ảnh: © Ko Hon Chiu Vincent


Có lịch sử từ thế kỷ 12 tới thế kỷ 17, Di tích Gusuku và các di sản liên quan tới vương quốc Ryukyu lưu giữ 500 năm lịch sử của vương quốc Ryukyu (Lưu Cầu). Trong danh sách của UNESCO, Di sản này là một cụm 9 di tích, bao gồm 2 kiến trúc đá, 5 thành trì, và 2 cảnh quan văn hóa, nằm rải rác trên đảo Okinawa, tổng diện tích 54,9ha. 

Chữ "Gusuku" trong phương ngữ Okinawa có nghĩa là thành trì, chỉ các thành trì ở riêng trên hòn đảo vốn là vương quốc Ryukyu, có nền văn hóa, ngôn ngữ và phong tục tập quán riêng.  

Gusuku ban đầu là từ chỉ làng mạc với những bức tường đá đơn giản bao quanh, sau đó được dùng để chỉ những ngôi thành có tường hào chắc chắn. Thành Shuri xây dựng khoảng thế kỷ 13-14 là một trong số đó.

Xem thêm: Thành Shuri, di sản Thế giới UNESCO của Nhật Bản bị cháy rụi

Thành Shuri, ngôi thành quan trọng nhất ở vương quốc Ryukyu. Đây là ngôi thành duy nhất ở Okinawa được dựng lại. Tất cả các tòa thành khác chỉ còn là dấu tích. Ảnh: © Ko Hon Chiu Vincent 


Toàn bộ khu vực chịu thiệt hại nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai và công việc phục dựng đã được tiến hành ở nhiều phần của các di tích, bảo đảm được tính nguyên bản từ hình thức, thiết kế tới vị trí, vật liệu. Không bộ phận cấu thành nào của di tích bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu, dấu vết của các tòa thành, tường đá hay nơi thờ tự được phát hiện qua các cuộc khai quật khảo cổ học vẫn được bảo tồn nguyên vẹn dưới lòng đất. 

Các biện pháp tăng cường cũng được thực hiện để phân biệt các vật liệu nguyên bản với các vật liệu khác trong phục hồi và trùng tu. Bên cạnh đó, quá trình lựa chọn vật liệu trùng tu cũng được cân nhắc kỹ càng, thông qua việc khảo sát và nghiên cứu chi tiết.

Chính tòa của thành cổ Shuri đã được khôi phục không chỉ dựa trên các bản kế hoạch và hình ảnh khảo sát về kiến trúc thực tế bị phá hủy bởi chiến tranh, mà còn theo đúng các phát hiện của cuộc khai quật lớn bao trùm toàn bộ khu vực. Bản sao chính xác của công trình kiến trúc bị phá hủy này, khi hoàn thành, đã trở thành một tượng đài vĩ đại, tượng trưng cho niềm tự hào của người Ryukyu.

Vườn Shikinaen là cung phụ của hoàng gia Lưu Cầu và là nơi mở yến tiệc thết đãi khách quý của nhà vua. Nằm ở ngoại ô Naha, khu vườn có các rừng cây và một chiếc hồ lớn ở giữa, các tòa điện trong cung được bố trí bên bờ hồ. Ảnh: © Ko Hon Chiu Vincent 


Vườn thượng uyển và cung Shikinaen cũng khôi phục theo một quy trình tương tự. Các công trình, di tích dưới lòng đất được khai quật và lưu giữ với sự cẩn trọng tối đa, và trong trường hợp cần thiết, người ta phủ các lớp đất hoặc cát lên các hiện vật nguyên bản, để phân biệt với các phần di tích tôn tạo. Do đó, các phế tích luôn được bảo quản tốt trong khi tiến hành công tác tôn tạo, phục hồi. Các thợ thủ công tham gia vào công tác tôn tạo cũng được lựa chọn là những người thợ xuất sắc nhất, có tay nghề truyền thống, kỹ năng cao, để duy trì được sự đồng nhất, tính xác thực, nguyên bản của khu di tích.

Thành Nakijin nằm ở bán đảo Motobu phía bắc đảo Honto của Okinawa. Ngôi thành là kinh đô của một vương quốc phía bắc trước khi bị sáp nhập vào vương quốc Lưu Cầu trong thế kỷ 15. Xung quanh thành ngày nay là cây cối xanh ngát, tạo nên vẻ đẹp riêng có của di tích này. Ảnh: © Ko Hon Chiu Vincent 


Thành Zakimi vào mùa xuân. Ảnh: © Ko Hon Chiu Vincent


Tại Okinawa hiện vẫn còn hơn ba trăm phế tích Gusuku. Riêng với 9 di tích và phế tích đã được công nhận là di sản UNESCO, mỗi bộ phận cấu thành là một đại diện xuất sắc của tín ngưỡng tôn giáo và các hoạt động văn hóa truyền thống độc nhất vô nhị của Ryukyu. Hơn nữa, mỗi di tích nằm trong một vùng khép kín, có ranh giới và vùng đệm riêng. Chúng không đơn thuần thể hiện các đặc điểm địa lý và lịch sử mà còn mang những nét độc đáo về chính trị, kinh tế và văn hóa của một vương triều kéo dài 500 năm. 

Theo whc.unesco.org

Điểm đến Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Hoàng thành Thăng Long
Điểm đến yêu thích của những người đam mê lịch sử và khảo cổ khi tới Hà Nội.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An: Độc đáo, giá trị và đặc trưng
Ngày 26.5.2009, tại đảo Jeju - Hàn Quốc, Ủy ban Điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận Cù...

Cẩm nang du lịch Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Những bức ảnh chứng minh vì sao "Hội An là thành phố tốt nhất thế giới năm 2019"
Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam mới đây được tạp chí du lịch Travel + Leisure bình chọn là thành phố tốt nhất thế giới năm 2019....

Văn hóa Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Italy có thêm một Di sản thế giới được UNESCO công nhận
Italy đã trở thành quốc gia có nhiều Di sản thế giới nhất được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công...
UNESCO công nhận hơn 10 cổng vòm thời Trung cổ của Italy là Di sản thế giới
Ngày 28/7, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận 12 bộ cổng vòm thời Trung cổ và các công...
Kỷ niệm 20 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần hai
Tối 12 - 1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 20 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên...
Ngạc nhiên lý do UNESCO thẳng tay loại lễ hội hóa trang Bỉ khỏi danh sách di sản thế giới
Từng được công nhận là Di sản Văn hóa UNESCO, nhưng giờ đây Lễ hội hóa trang Aalst, Bỉ lại bị đưa ra khỏi danh sách.
UNESCO ghi danh di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam
Ngày 12/12, UNESCO đã ghi danh di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật...
Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận văn hóa Óc Eo là di sản thế giới
Khu vực đề cử sẽ gồm 3 khu vực là Khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang), Khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) và Khu di tích Gò Tháp...
Kiến trúc tổng hòa độc đáo góp phần làm nên diện mạo "Thành phố vì hòa bình"
20 năm đã trôi qua kể từ ngày Hà Nội được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hòa bình” (16.7.1999-16.7.2019). TS - KTS Đào Ngọc...
Giữ gìn nét đẹp Ca trù
Ca trù là một nét văn hóa độc đáo của Việt Nam, là di sản văn hóa phi vật thể UNESCO. Tại Hà Nội có một giáo phường nhiều thế hệ,...
Tự hào Hà Nội - “Thành phố vì hòa bình”
Ngày 16.7.2019 đánh dấu tròn 20 năm kể từ ngày Hà Nội, thành phố duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được UNESCO trao...

Tin tức Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Nghỉ lễ Giỗ Tổ: Hơn 10.000 du khách đến Hội An mỗi ngày
Với nhiều hoạt động, sự kiện đặc sắc cùng nhiều chính sách kích cầu du lịch, những ngày qua, Di sản Văn hóa thế giới Hội An đã...
UNESCO ghi danh Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại
Tại phiên họp trực tuyến sáng ngày 15/12 của Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi...
Đề cử 'Hoàng Hoa sứ trình đồ' là di sản tư liệu thế giới
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới tại Việt Nam về việc đề cử "Hoàng Hoa sứ trình đồ" là di...
Lập hồ sơ 2 di sản văn hóa tiêu biểu trình UNESCO
Ngày 20/10/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản 7611/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về...
Đưa Khu di tích Óc Eo - Ba Thê vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi Báo cáo...
Hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Cửu đỉnh Huế là di sản tư liệu thế giới
Trung tâm Di tích cố đô Huế cho biết đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xem xét cho ý kiến trước khi đệ...
Google mở tour du lịch ảo tới các di sản thế giới được UNESCO công nhận
Người dùng có thể thỏa sức khám phá đỉnh Kilimanjaro (Tanzania), lăng Taj Mahal (Ấn Độ), Công viên quốc gia Yosemite (California,...
 Bánh mỳ baguette 'cạnh tranh' danh hiệu di sản phi vật thể của UNESCO
CNN đăng tải, bánh mỳ baguette - một trong những biểu tượng của ẩm thực và văn hóa Pháp, rất có thể sẽ nhanh chóng có tên trong...
Nhật Bản có thêm một di sản văn hóa phi vật thể
Tại cuộc họp trực tuyến của Ủy ban liên chính phủ thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra ngày...