Khám phá kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới

02:07 - 02/11/2019
Borobudur là kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc ở trung tâm của đảo Java, quốc gia Indonesia, và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991.

Borobudur trong tiếng Indonesia có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao". Toàn bộ tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng 2.500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây tạng

Sừng sững trên một đỉnh đồi cao, Borobudur khiến người ta trầm trồ vì vẻ ngoài uy nghi, đồ sộ nhưng rất cổ kính và tôn nghiêm. Được xây dựng theo mô hình một Mạn-đà-la (Madala), tức là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo theo quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa hay Kim Cương Thừa (tương tự Phật Giáo Mật Tông ở Tây Tạng), Borobudur có 4 lối lên xuống Đông, Tây, Nam, Bắc, trong đó cổng chính nằm ở hướng Đông.

Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123 m. Móng tháp là một đài hình vuông có cạnh là 123 m. Phía trên là 6 tầng hình vuông cắt góc mỗi cạnh lần lượt là 120, 89, 69, 61, 54, 58 m, tượng trưng mặt đất mênh mông. 

Xem thêm: Chiêm ngưỡng các Phật tích Ấn độ

Ba tầng còn lại hình tròn có đường kính lần lượt là 51, 38, 26 m tượng trưng cho vũ trụ bao la hùng vĩ. Trên ba tầng này còn có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java".

Nguồn gốc của đền Borobudur đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn? Có ý kiến cho rằng, nguồn gốc của đền tháp Borobudur bắt nguồn từ Campuchia nước cổ Phật giáo. Đó là vào đầu thế kỷ thứ VIII, hoàng triều Sanjaya theo Ấn giáo và thờ thần Shiva, đóng đô ở vùng Bắc trung tâm Đảo Java.

Ngoài các phù điêu, còn có trên 400 tượng Phật được đặt trong các stupa và 4 mặt của Borobudur.

Một hoàng thân người Campuchia được hoàng triều này che chở, nhưng sau đó ông trở về Campuchia vào năm 802 và lên ngôi vua. Có thể chính ông đã đem theo về nước dự án đầu tiên của Borobudur, vì người ta tìm thấy trên đất Campuchia một ngôi đền nhỏ xây bằng gạch hình tháp tương tợ với mô hình của Borobudur.

Tọa thiền bên Bảo tháp Borobudur

Năm 850 có thể xem là năm hoàn thành Borobudur. Nhưng vào khoảng đầu thế kỷ XIII, những người buôn bán Á rập đã đưa Hồi giáo vào Indonesia. Chỉ trong vòng hai trăm năm, cả quần đảo Indonesia gần như hoàn toàn bị Hồi giáo hoá. Borobodur trở nên hoang tàn.

Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc ( năm 1945), Indonesia mới ý thức được tầm quan trọng của Borobudur nên đã mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình kịp thời vào năm 1948 do Liên Hợp Quốc đưa ra đã giúp cho Borobudur thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu quy mô lớn hơn kéo dài từ 1973 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã khôi phục lại Borobudur. Chương trình trùng tu tốn 17 triệu đô-la.

Nhìn từ xa, ngôi đền giống như một ngọn đồi hay một kim tự tháp với nhiều tượng Phật và bảo tháp, công trình hoàn toàn được xây dựng và tạc bằng một loại đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.

Kiến trúc tổng quát của ngôi đền có thể chia làm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh giới của Ta-bà: các tầng thấp nhất là Dục giới, tiếp theo là Sắc giới và những tầng trên hết là Vô sắc giới. Đối với các tín đồ Phật giáo dưới vương triều Sailendra, thì Borobudur là đại diện cho Phật giáo thực nghiệm. Họ có thể dễ dàng hình dung quá trình tu luyện của bản thân qua kiến trúc đền.

Viếng Borobudur bắt đầu từ cổng phía Đông, đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn, hết tầng này đến tầng khác. Trên vách đá hiện ra các cảnh tượng điêu khắc của Dục giới, phô bày những cảnh tượng của thế giới tham dục (kamadhatu), gồm đủ loại chúng sinh như quỷ đói, súc sinh, loài người, các cảnh tượng tham lam, những xung năng thấp kém, tham dục và hận thù. 

Tiếp theo là cảnh tượng của Sắc giới gồm những bậc thánh nhân, và sau hết là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới. Những tầng cao hơn hết kể lại sự tích tiền thân của Đức Phật trong nhiều kiếp trước, sau đó là ngày đản sinh, ngày Đức Phật từ bỏ cung điện đi tìm đạo, ngày đạt được Giác ngộ, và ngày Đức Phật thành đạo…Vào năm 2012, Tổ chức Kỷ lục thế Giới Guinness đã công nhận đây là công trình đền tháp Phật giáo lớn nhất thế giới.

Ngày nay, Borobudur là thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Indonesia. Borobudur không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của Indonesia mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại nhất và giá trị nhất của thế giới Phật giáo và của cả nhân loại.

Theo petrotimes.vn

Điểm đến Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Hoàng thành Thăng Long
Điểm đến yêu thích của những người đam mê lịch sử và khảo cổ khi tới Hà Nội.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An: Độc đáo, giá trị và đặc trưng
Ngày 26.5.2009, tại đảo Jeju - Hàn Quốc, Ủy ban Điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận Cù...

Cẩm nang du lịch Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Những bức ảnh chứng minh vì sao "Hội An là thành phố tốt nhất thế giới năm 2019"
Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam mới đây được tạp chí du lịch Travel + Leisure bình chọn là thành phố tốt nhất thế giới năm 2019....

Văn hóa Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Italy có thêm một Di sản thế giới được UNESCO công nhận
Italy đã trở thành quốc gia có nhiều Di sản thế giới nhất được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công...
UNESCO công nhận hơn 10 cổng vòm thời Trung cổ của Italy là Di sản thế giới
Ngày 28/7, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận 12 bộ cổng vòm thời Trung cổ và các công...
Kỷ niệm 20 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần hai
Tối 12 - 1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 20 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên...
Ngạc nhiên lý do UNESCO thẳng tay loại lễ hội hóa trang Bỉ khỏi danh sách di sản thế giới
Từng được công nhận là Di sản Văn hóa UNESCO, nhưng giờ đây Lễ hội hóa trang Aalst, Bỉ lại bị đưa ra khỏi danh sách.
UNESCO ghi danh di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam
Ngày 12/12, UNESCO đã ghi danh di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật...
Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận văn hóa Óc Eo là di sản thế giới
Khu vực đề cử sẽ gồm 3 khu vực là Khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang), Khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) và Khu di tích Gò Tháp...
Kiến trúc tổng hòa độc đáo góp phần làm nên diện mạo "Thành phố vì hòa bình"
20 năm đã trôi qua kể từ ngày Hà Nội được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hòa bình” (16.7.1999-16.7.2019). TS - KTS Đào Ngọc...
Giữ gìn nét đẹp Ca trù
Ca trù là một nét văn hóa độc đáo của Việt Nam, là di sản văn hóa phi vật thể UNESCO. Tại Hà Nội có một giáo phường nhiều thế hệ,...
Tự hào Hà Nội - “Thành phố vì hòa bình”
Ngày 16.7.2019 đánh dấu tròn 20 năm kể từ ngày Hà Nội, thành phố duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được UNESCO trao...

Tin tức Di sản thế giới UNESCO Xem thêm

Nghỉ lễ Giỗ Tổ: Hơn 10.000 du khách đến Hội An mỗi ngày
Với nhiều hoạt động, sự kiện đặc sắc cùng nhiều chính sách kích cầu du lịch, những ngày qua, Di sản Văn hóa thế giới Hội An đã...
UNESCO ghi danh Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại
Tại phiên họp trực tuyến sáng ngày 15/12 của Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi...
Đề cử 'Hoàng Hoa sứ trình đồ' là di sản tư liệu thế giới
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới tại Việt Nam về việc đề cử "Hoàng Hoa sứ trình đồ" là di...
Lập hồ sơ 2 di sản văn hóa tiêu biểu trình UNESCO
Ngày 20/10/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản 7611/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về...
Đưa Khu di tích Óc Eo - Ba Thê vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi Báo cáo...
Hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Cửu đỉnh Huế là di sản tư liệu thế giới
Trung tâm Di tích cố đô Huế cho biết đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xem xét cho ý kiến trước khi đệ...
Google mở tour du lịch ảo tới các di sản thế giới được UNESCO công nhận
Người dùng có thể thỏa sức khám phá đỉnh Kilimanjaro (Tanzania), lăng Taj Mahal (Ấn Độ), Công viên quốc gia Yosemite (California,...
 Bánh mỳ baguette 'cạnh tranh' danh hiệu di sản phi vật thể của UNESCO
CNN đăng tải, bánh mỳ baguette - một trong những biểu tượng của ẩm thực và văn hóa Pháp, rất có thể sẽ nhanh chóng có tên trong...
Nhật Bản có thêm một di sản văn hóa phi vật thể
Tại cuộc họp trực tuyến của Ủy ban liên chính phủ thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra ngày...