Năm nào cũng vậy, vào dịp đầu xuân, dưới gốc cây cổ thụ nằm trên gò đất cao nhất ở thôn Đông Căm, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, người ta lại thấy vị thầy cúng già Triệu Hữu Phấu tay cầm cuốn sách cũ ghi bằng thứ tiếng Dao cổ lầm rầm khấn bái, xung quanh đầy đủ lễ vật như rượu, thịt, vàng mã để dâng lên thần linh.
Thầy Phấu chia sẻ: "Phong tục này đã có từ thời các cụ ngày xưa khai thiên lập địa ở đây, rồi thế hệ sau lại kế tục. Bản thân tôi cũng bắt đầu nhận nhiệm vụ này từ năm 1980 cho đến nay. Chúng tôi thờ ở đây là chúa sơn lâm, thổ địa, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, bà con làng xóm mạnh khỏe, làm ăn, chăn nuôi, trồng cấy mọi sự đi lên".
Cùng tham gia còn có đám thanh niên trai tráng và các bậc trung cao niên trong làng. Theo anh Triệu Văn San, cây cổ thụ được tôn thờ là “cây thiêng". Người Dao đi đến đâu cũng phải gắn với cây, với rừng, phải tìm “cây thiêng” để làm nơi nương nhờ, che chở cho cả làng bản. Khu rừng nơi “cây thiêng” ngụ mọi người cùng phải có ý thức bảo vệ, hạn chế lui tới hay thả rông gia súc vào đây.
Anh San nói: "Ý nghĩa của nó là ở đâu cũng phải có một cái cây làm chủ rừng, cái gốc linh thiêng đó thì chúng tôi phải gìn giữ, thờ cúng, tôi rất tự hào về phong tục này của dân tộc mình và sẽ phải phát huy truyền thống của cha ông để lại, phải gìn giữ chứ không thể bỏ được".
Theo ông Nguyễn Di Ta, Bí thư Chi bộ thôn Đông Căm, cả thôn có 170 hộ, chủ yếu là người Kinh, nhưng đồng bào Dao tại đây vẫn không để phong tục của dân tộc mình bị mai một, đó mới là điều đáng quý. Mỗi dịp đầu năm, khi tộc người Dao tổ chức cúng rừng thì người Kinh trong làng cũng tới góp mặt chung vui, coi đây là dịp khai xuân.
"Dân tộc Dao chỉ có hơn 20 hộ, nhưng dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, chính quyền thôn tất cả các đoàn thể chính trị đã phối kết hợp tổ chức cùng nhân dân để phát huy truyền thống quý báu, bản sắc tốt đẹp của người Dao, cùng kết hợp với người Kinh trong thực hiện phong trào trồng cây gây rừng, xây dựng quê hương mới", ông Nguyễn Di Ta cho biết.
Theo đà phát triển của xã hội, người Dao ở Đông Căm cũng mạnh dạn thay đổi tư duy, chuyển đổi linh hoạt các diện tích rừng kém phát triển sang những loại cây cho giá trị cao hơn. Những đồi quế, nương sắn màu mỡ phủ xanh làng bản ở Đông Căm góp thêm sức sống cho vùng quê Bảo Thắng trong mùa xuân mới".
An Kiên/VOV Tây Bắc
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...