Văn hóa

Lò Sành Phin - nghệ nhân người Dao đỏ ở Hà Giang duy trì nghề đan mành tráng giấy bản

22:07 - 20/08/2021
Ông Lò Sành Phin ở thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang là nghệ nhân người Dao đỏ duy nhất còn giữ nghề đan mành tráng giấy bản - một loại giấy gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của đồng bào.

“Sành Phin mành tráng” là cách gọi trân quý mà đồng bào Dao đỏ tỉnh Hà Giang dành cho ông Lò Sành Phin, nghệ nhân người Dao duy nhất ở thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang (Hà Giang) hiện còn duy trì nghề đan mành tráng giấy bản của đồng bào. Hàng chục năm nay, ông Phin vẫn ngày ngày cần mẫn đan những chiếc mành, vật dụng không thể thiếu trong nghề làm giấy bản của đồng bào ở đây.

"Trước đây mỗi khi mành tráng giấy bị hỏng, bà con thường hay cầm đến nhà nhờ ông chú tôi chỉnh sửa, nẹp lại. Nhưng sau khi ông chú già yếu, không duy trì được nữa, thì truyền nghề cho tôi hơn chục năm nay”, ông Lò Sành Phin tâm sự.

Theo ông Phin: Giấy bản gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Dao và thường được sử dụng trong các dịp cầu an, lễ, Tết. Để làm giấy bản thì không thể thiếu những chiếc mành để tráng giấy. Nghề đan mành tráng giấy không đơn giản như đan một số vật dụng dùng trong sinh hoạt như gùi, sọt hay thúng, mà đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Để hoàn thiện một chiếc mành tráng giấy phải mất thời gian 5 ngày.

Ông Phin tỷ mẩn kéo que đan cho gần khít

Vật liệu chính dùng cho việc đan mành tráng giấy là cây vầu, một loại cây mọc tự nhiên. Để có chiếc mành bền, chắc chắn, thì nhất thiết phải chọn lựa những cây vầu già, có ống dài, và đặc biệt không được sử dụng những cây vầu không có ngọn, vì như vậy khi đan, mành sẽ kém bền.

Cây vầu sau khi được chặt về, chọn lấy ống dài từ 85-90 cm, đem bổ đôi, bỏ phần lõi, chỉ lấy thân ngoài, chẻ nhỏ như que tăm. Sau đó được vót lại cho tròn đều, để khi đan chiếc mành mới phẳng, đẹp và chắc chắn. Khung đan mành là hình chữ nhật, có chiều dài 90 cm, rộng 30 cm, được làm từ 2 thanh gỗ đặt ngang trên 2 tấm gỗ song song nhau, đầu trên dựng hơi thoải để tạo độ dốc vừa phải. Phía trên thanh gỗ ngang được vít 54 ốc vít bằng gỗ tương ứng với việc móc 54 sợi cước kéo thẳng xuống thanh gỗ nằm ngang phía dưới, buộc chặt với từng chiếc đinh tạo thành một mặt phẳng cho công đoạn đan mành. 

Que đan được chẻ, vót nhỏ trước khi dùng đan mành

Khi đan, lấy từng que đan cho vào một ống nứa nhỏ, bằng ngón tay để luồn qua hàng cước, đan so le nhau. Cứ như vậy sau mỗi que đan lại rút ống nứa ra, dùng tay khẽ kéo que đan xuống phía dưới, cho gần khít nhau và xoay ốc vít cho khung đan được căng. Cứ như vậy cho đến khi chiếc mành có chiều rộng 30 cm thì tiến hành công đoạn nẹp.

Hai bên mép của mành, mỗi bên được nẹp bằng 3 miếng vầu nhỏ, to bằng ngón tay út, giúp cho mành được phẳng và căng. Phía 2 đầu mành được đan bằng 2 hàng chỉ chắc chắn. Phơi mành là công đoạn cuối cùng trước khi chiếc mành được đem sử dụng. Ông Phin cho biết thêm: Mành tráng sau khi đan xong, nhất thiết phải được đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, có như vậy chiếc mành mới căng và chắc. Cũng có thể treo những que đan trên gác bếp trong thời gian 1 tuần trước khi đan giúp cho chiếc mành sử dụng được lâu dài hơn.

Khung đan mành tráng

Là một trong những gia đình duy trì nghề làm giấy bản truyền thống từ 4 đời nay, chị Triệu Thị Mùi, thôn Thành Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cho biết: Trước đây gia đình thường phải mua mành tráng giấy ở ngoài chợ, thậm chí phải mua với giá rất cao từ 1,8-2,2 triệu đồng/chiếc mành tráng, nhưng lại không sử dụng được. "Mành không được căng như mành của ông Phin đan; thứ hai mành đan hình tròn rất khó sử dụng. Giờ đây dùng mành tráng của ông Phin rất tốt, 2-3 năm mới phải thay một lần, giá cũng chỉ 800.000 đồng một mành”, chị Mùi cho biết.

Mành tráng giấy sau khi đan

Ngày ngày cần mẫn đan những chiếc mành tráng giấy bản đã giúp ông Lò Sành Phin có thêm nguồn thu nhập đều đặn từ 2,8-3,5 triệu đồng mỗi tháng. Với ông Phin, có thêm thu nhập cũng quý, nhưng ông giờ đã có tuổi, chỉ mong muốn làm sao có thể truyền nghề, lưu giữ nghề truyền thống cho con cháu. Điều làm ông luôn trăn trở bấy lâu nay, đó là nghề đan mành tráng giấy bản này đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Thực tế các cháu trong gia đình đã từng học làm theo, nhưng chưa một ai duy trì được. 

“Tôi đã gần 70 tuổi, rất muốn truyền lại nghề cho con cháu, nhưng đến nay vẫn chưa có ai thực sự đam mê với nghề này. Vài năm trước các cháu trong gia đình cũng từng học làm theo, nhưng không được, vì công việc này cần sự tỉ mỉ, công phu”, ông Phin bày tỏ.

Ông Lò Sành Phin cẩn thận phơi từng mành tráng trước khi sử dụng

Để bảo tồn, phát huy nghề truyền thống, như nghề đan mành tráng giấy bản đã gắn bó với đồng bào Dao đỏ Hà Giang từ hàng thế kỷ nay, rất cần những chính sách cụ thể, nhằm khích lệ, động viên những nghệ nhân đã và đang giữ nghề truyền thống như ông Lò Sành Phin. Bởi hiện nay, tất cả các bản Dao ở Hà Giang chỉ còn duy nhất ông Phin còn giữ nghề này. Đây là việc làm cần thiết, góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá của các dân tộc. 

Ông Lò Đức Chìu, trưởng thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang mong muốn: “Hiện nay tỉnh Hà Giang chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lò Sành Phin ở thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện bắc Quang còn giữ nghề đan mành tráng giấy bản. Vật dụng này không thể thiếu trong nghề tráng giấy bản của người Dao. Vì vậy rất cần những chính sách khuyến khích các nghệ nhân đã và đang duy trì nghề truyền thống, tiếp tục truyền dạy cho thế hệ trẻ để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá của đồng bào, trong đó có nghề đan mành tráng giấy bản của người Dao đỏ Hà Giang".

Thiều Nghiệp/VOV Tây Bắc

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

Tỉnh thành Hà Giang

Hà Giang
Hà Giang là tỉnh địa đầu cực Bắc, nổi tiếng về địa hình núi non hùng vĩ.

Điểm đến Hà Giang Xem thêm

Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao Hà Giang, có cảnh quan ruộng bậc thang hùng vĩ.
Núi Đôi Quản Bạ
Núi Đôi, Quản Bạ nằm bên quốc lộ 4C, là điểm đến đầy sức hút trên cao nguyên đá Hà Giang.
Cao nguyên đá Đồng Văn
Với cảnh quan kỳ vĩ, cao nguyên đá Đồng Văn là một thắng cảnh không thể bỏ qua khi đến Hà Giang.
Thác Tiên thiếu nữ mộng mơ
Đến với Hà Giang, du khách yêu thích khám phá thiên nhiên không thể bỏ qua chuyến hành trình chiêm ngưỡng và trải nghiệm vẻ đẹp...
Chợ phiên Du Già
Chợ phiên vùng cao là điểm đến hấp dẫn đối với du khách vì ở đây họ được trải nghiệm rõ nhất sự độc đáo và đa dạng sắc màu văn...
Mê cung đá - Điểm hẹn tình yêu
Mê cung đá là kiệt tác của thiên nhiên thuộc xã Lũng Pù và Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) có kiến tạo độc đáo về mặt địa...
Hồ Thầu - cung đường du lịch trải nghiệm ấn tượng
Cảnh sắc và thiên nhiên hoang dã cùng nét đẹp văn hóa của người Dao đỏ là những điểm nhấn để xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) thu hút du...
Khám phá bí mật về dinh thự 150 tỷ của vua Mèo
Cách thành phố Hà Giang 130 km về phía bắc, dinh thự nhà Vương ở xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn) là một công trình kiến trúc tinh...
“Hồ treo” Sà Phìn
“Hồ treo” Sà Phìn thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trên hành trình du lịch tới cột cờ Lũng Cú theo hướng từ huyện...

Ẩm thực Hà Giang Xem thêm

Bánh đá Hà Giang - đặc sản bao người “săn lùng”
Bánh đá là món bánh dân dã của bà con vùng cao nhưng nay đã trở thành đặc sản trứ danh của Hà Giang. Loại bánh này có tên gọi...
Đặc sắc ẩm thực vùng cao
Trải nghiệm văn hóa ẩm thực vùng cao phía Bắc là một trong những nét hấp dẫn du khách đến với vùng cao.
Tẩu khía - Món ăn quen thuộc của người Mông trên cao nguyên đá Hà Giang
Cao nguyên đá Hà Giang không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, hoang sơ, những cánh đồng hoa tam giác mạch xen...
Vị đại sứ yêu thích món thắng cố, đặc sản của người H'mông
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink thích thú thưởng thức món thắng cố và các đặc sản nổi tiếng của Hà Giang.
Măng cuốn thịt
Măng cuốn thịt là một trong những món ăn hấp dẫn du khách tới Hà Giang. Khi ăn một miếng măng cuốn thịt, thực khách sẽ cảm nhận...
Bánh cuốn 'kỳ lạ' chan với nước lèo: Bán 60 năm tít trên cao nguyên đá
Du khách đến phố cổ Đồng Văn sẽ phải ghé quán bánh cuốn độc đáo, lâu đời và đắt khách nhất Hà Giang.
Đậm đà bánh chuối Rằm tháng Bảy
Sau tết Nguyên đán thì Rằm tháng Bảy là ngày tết lớn thứ hai của nhiều dân tộc. Đối với người Tày ba Phương (Phương Thiện, Phương...
Điểm mặt những món ăn có tên gọi lạ lùng, nghe lần đầu ai cũng bất ngờ
Khâu nhục, cháo độc, da trâu thối, sỏi mầm... chỉ là một vài trong số rất nhiều món ăn hấp dẫn nhưng có tên gọi vô cùng độc đáo,...
Chè ống lam - sản phẩm truyền thống của người Dao ở Hà Giang
Chè ống lam là sản phẩm chỉ có ở vùng chè Hà Giang, nơi những ngươi Dao từ lâu có lối bảo quản chè đơn giản nhưng lại có tác dụng...

Trải nghiệm Hà Giang Xem thêm

Vẻ đẹp của những cung đường đèo, dốc trên cao nguyên đá
Vẻ đẹp của cao nguyên đá Hà Giang không chỉ có những mùa hoa nở lãng mạn, mộng mơ, mà còn ở những cung đường hùng vĩ, gập ghềnh,...
Rời thành phố chật chội để sống bình yên tại Nặm Đăm, Hà Giang
Nặm Đăm là một địa điểm còn khá nguyên sơ ở Hà Giang. Tại đây còn nhiều nhà trình tường truyền thống, có khu chế biến dược liệu,...
Cao nguyên đá Hà Giang đẹp ngỡ ngàng trong tiết thu
Đành rằng mùa nào Hà Giang cũng rất đẹp, nhưng lên cao nguyên đá những ngày mùa thu này, người ta vẫn cứ say một thứ tình rất...
Những mùa hoa trên cao nguyên đá Hà Giang
Trên vùng đất tưởng chỉ có núi, đèo, dốc, đá tai mèo lởm chởm và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, ta vẫn gặp những mùa hoa rực rỡ,...
Hành trình đặc biệt trên cao nguyên đá Hà Giang
Phong tục và bản sắc là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của vùng đất xa xôi, đi lại khó khăn và thử thách...
Những điều tuyệt vời ở chợ phiên vùng cao Mèo Vạc
Bạn hòa mình vào chợ phiên Mèo Vạc. Chả cần quen thân hay không nhưng mua bán xong mời nhau chén rượu, vậy là thành bạn.
Chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi - "Đặc sản" thiên nhiên ban tặng
Nếu bạn là người ưa mạo hiểm, thích độ cao và những cung đường offroad thì Chiêu Lầu Thi sẽ là một địa danh mới mà bạn cần bổ...
Kiệt tác nghệ thuật giữa núi rừng
Một kiệt tác nghệ thuật không vẽ bằng bút, sáp màu mà được “vẽ” bằng sức lao động và khả năng sáng tạo vô tận của người nông dân....
Mùng 1 Tết Canh Tý 2020: Du xuân lên cao nguyên đá xem 'đá nở hoa'
Mùa xuân khoác lên khắp nẻo cao nguyên đá Hà Giang những tấm áo rực rỡ sắc màu, khiến cho người khách du xuân không khỏi ngỡ...

Cẩm nang du lịch Hà Giang Xem thêm

8 con đèo miền Bắc hút hồn dân du lịch bụi
Những con đèo miền Bắc gây ấn tượng bằng những khúc tay áo liên tục cùng cảnh quan hùng vỹ.
Du lịch Hà Giang, cần gì và tránh gì?
Hà Giang là điểm đến được nhiều người muốn chinh phục bởi ngoài vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ còn là nơi mảnh đất địa đầu Tổ quốc....
Những địa danh Việt Nam nổi tiếng qua phim ảnh
Đất nước Việt Nam có nhiều danh thắng đẹp và nổi tiếng. Và còn đẹp hơn qua góc nhìn của các bộ phim điện ảnh.
Việt Nam: 7 mốc biên giới đáng chinh phục
Các cột mốc biên giới sau thường nằm trong lịch trình chinh phục của các phượt thủ đam mê thử thách.

Khách sạn Hà Giang Xem thêm

Các homestay ở Du Già rất cần được "tiếp sức"
Khoảng 2 năm trở lại đây, xã Du Già (Yên Minh) đã trở thành địa chỉ quen thuộc đối với du khách quốc tế mỗi khi tới thăm vùng...