Nằm bên khu vực tả ngạn sông Hương, thành phố Huế, là ngôi nhà vườn cổ tiêu biểu của đất cố đô với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc sắc.
Gia chủ đầu tiên của căn nhà vườn vào năm 1883 là công chúa thứ 18 của vua Dục Đức, khi đó dinh cơ này là phủ công chúa, lấy tên là Phủ An Hiên. Đến năm 1895, cơ ngơi này thuộc về quyền quản lý của ông Phạm Đăng Khanh (còn có tên là Thập), con trai của một Đại thần thời Gia Long, cháu gọi bà Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ (Phạm Thị Hằng) bằng cô ruột.
Đến năm 1920, ông Khanh nhượng lại toàn bộ khu nhà vườn ấy cho ông Tùng Lễ, một cự phú có nhiều ruộng đất, nhà cửa trên khắp tỉnh Trị Thiên và nổi tiếng vì tấm lòng nhân đức đối với dân nghèo.
Năm 1936, ông Nguyễn Đình Chi, bấy giờ đang giữ chức Tuần phủ tỉnh Hà Tĩnh, nghe kể chuyện nhân đức của người chủ khu nhà vườn An Hiên đã rất mừng và quyết định mua lại khu nhà vườn để được sống tiếp trong sự nhân đức ấy. Sau khi ông mất năm 1940, vợ ông là bà Đào Thị Xuân Yến (hay còn gọi là bà Tuần Chi) tiếp tục quản lý, chăm sóc và nâng cao giá trị khu nhà vườn này cho đến khi bà tạ thế vào năm 1997.
Bà Tuần Chi là người phụ nữ miền Trung đầu tiên học trường Albert Sarraut và đỗ Tú tài Tây (1933), là nữ hiệu trưởng người Huế đầu tiên của trường Nữ Trung học Đồng khánh Huế vào thập niên 1950 và là đại biểu Quốc hội vào thập niên 1980.
Lúc sinh thời, ông Đình Chi và bà Xuân Yến đều là những người có địa vị và uy tín trong xã hội, có những mối quan hệ rộng rãi, nên An Hiên trở thành nơi thường xuyên lui tới của biết bao mặc khách tao nhân và trí thức, trong đó có nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Huy Cận, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường…
Đây cũng là nơi bà đã từng tiếp hàng trăm đoàn khách văn hóa và ngoại giao trong nước cũng như quốc tế.
Nằm trên khu đất rộng gần 6500m2, nhà vườn An Hiên được thiết kế mẫu mực theo kiến trúc nhà vườn xứ Huế, chịu ảnh hưởng bởi thuật phong thủy, kiến trúc và thiên nhiên hòa quyện vào nhau: phía trước có sông Hương thơ mộng, qua cổng là lối đi dài, tiếp đến là bình phong, rẽ lối có sân, bồn hoa, cây cảnh và hồ nước trong xanh rồi đến ngôi nhà rường cổ uy nghi nằm khuất khiêm tốn giữa khu vườn rộng rãi.
Kiến trúc chính là một ngôi nhà 3 gian 2 chái nằm gần như ở trung tâm khu vườn. Ngôi nhà rộng 135m2, có kiến trúc mẫu mực của kiến trúc truyền thống nói chung và là một trong những ngôi nhà rường cổ tiêu biểu thể hiện rõ nét nghệ thuật xây dựng truyền thống của Huế dưới thời Nguyễn.
Hơn một trăm năm, trải qua bao đời chủ nhân, bao thăng trầm của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, giờ đây nhà vườn An Hiên là một chốn bình yên, một địa chỉ văn hóa và một điểm dừng chân quen thuộc của những du khách đến với đất cố đô.
Lê Huy Hoàng Hải/ vov.vn
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...