Quán cà phê ca nhạc trong khu di tích Bạch Dinh
Cho thuê mặt bằng thời hạn 5 năm
Khu di tích Bạch Dinh là một trong 20 công trình kiến trúc kiểu Pháp trên 100 năm tuổi ở TP. Vũng Tàu, được công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 1992. Bạch Dinh cũng được Sở Văn hóa Thể thao giao cho Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý và sử dụng. TTháng 11/2011, Giám đốc Bảo tàng lúc đó là ông Phạm Chí Thân đã ký kết hợp đồng cho thuê 2.500 m2 với giá 72 triệu đồng/tháng, thời hạn 5 năm với mục đích để phục vụ kinh doanh cà phê, giải khát.
Theo ông Nguyễn Văn Triêm, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, căn cứ để cho thuê mặt bằng nằm khu vực II của di tích cấp quốc gia là từ chủ trương của UBND tỉnh; một số quy định liên quan đến di sản văn hóa.
Ông Nguyễn Văn Triêm cho biết, việc cho thuê kinh doanh cà phê nhằm tạo nguồn thu cho hoạt động công đoàn: "Giá cho thuê sau khi đưa ra phía Sở Tài chính đã tham mưu và phê chuẩn giá. Từ đó cho cơ chế làm hợp đồng kinh tế trong 5 năm, sau đó tổ chức đấu thầu. Sau khi Sở Văn hóa phê duyệt kết quả đấu thầu Bảo tàng chúng tôi tiến hành ký hợp đồng với một người đại diện, trong đó có 5 quán cà phê".
Quán Hoa Sứ này là 1 trong 5 quán cà phê hợp đồng thuê mặt bằng với Bảo tàng tỉnh BRVT
Đến tháng 9/2016, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ra thông báo thanh lý hợp đồng để các chủ quán cà phê chủ động sắp xếp thời gian di dời ra khỏi di tích. Tuy nhiên, từ đó đến nay dù hợp đồng đã hết hạn gần 5 năm, nhưng các hộ kinh doanh vẫn chưa trả mặt bằng.
Tháng 6/2019, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã ban hành 3 quyết định hành chính gồm: Quyết định số 3351, 3352 và 3353 về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc chấm dứt sử dụng trái phép đất thuộc di tích cấp quốc gia. Tuy nhiên, chưa đầy 1 tháng sau, các chủ cơ sở kinh doanh có đơn khiếu nại, bởi họ “ký hợp đồng kinh tế với bảo tàng, việc UBND tỉnh BRVT ban hành các quyết định trên là chưa đúng quy định”.
Nhiều quán kem, cà phê tại di tích Bạch Dinh đang kinh doanh không phép
Theo ông Huỳnh Đức Dũng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đơn vị đã phối hợp với ngành chức năng dùng nhiều biện pháp để cưỡng chế, nhưng đến nay các hộ kinh doanh vẫn cương quyết không bàn giao mặt bằng.
"Sở cũng đã có văn bản gửi Cấp nước, Điện lực yêu cầu cắt hết nhưng họ vẫn sáng đèn hoạt động. Hiện nay các hộ này không đủ điều kiện để cấp giấy Chứng nhận kinh doanh, nếu tiếp tục là hoạt động lậu, trốn thuế. Phải làm hàng loạt, đồng bộ như thế thì mới giải quyết dứt câu chuyện, đến nay cứ như thế gần 5 năm rồi," ông Dũng nói.
Thu thêm tiền ngoài hợp đồng
Lý giải về việc đã hết hạn hợp đồng nhưng vẫn chưa bàn giao mặt bằng cho phía bảo tàng, bà Chế Thị Phương Bình, đại diện các hộ kinh doanh ở đây cho biết, ngoài số tiền thu hàng tháng theo hợp đồng, thì phía Bảo tàng còn thu chênh lệch hàng tháng đối với mỗi hộ từ 3 đến gần 5 triệu đồng/quán trong suốt 5 năm.
"Cả 5 quán Bảo tàng thu như thế, trong 5 năm (60 tháng) Bảo tàng thu chênh lệch của tôi hơn 330 triệu đồng. Việc thu chênh lệch này phải trả lại cho chúng tôi khi kết thúc hợp đồng. Họ giải thích là thu đóng quỹ Công đoàn bắt buộc phải đóng như thế trong suốt 5 năm. Khi chúng tôi yêu cầu chốt công nợ để thanh lý hợp đồng thì kế toán của họ nói là đã mất hết sổ sách," bà Bình giải thích.
Nhiều công trình xây dựng không phục vụ mục đích tôn tạo di tích Bạch Dinh
Theo luật sư Nguyễn Hải Đức, Giám đốc Chi nhánh Công ty luật TNHH BDS tại TP.Vũng Tàu, việc hết hạn hợp đồng mà các hộ kinh doanh không trả mặt bằng là vi phạm. Còn việc Bảo tàng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mang di tích cho thuê cũng không đúng với Luật Di sản 2001 và Nghị định 92 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2002 của Chính phủ.
Luật sư Nguyễn Hải Đức phân tích: "Tại điểm 2, điều 16 của Nghị định 92-CP năm 2002 có quy định: Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I, để bảo vệ cảnh quan và môi trường - sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị của di tích. Như vậy việc cho thuê để kinh doanh giải khát là không phù hợp quy định của nghị định này".
Như vậy, việc làm trái luật của bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu trong việc cho thuê mặt bằng nêu trên đã kéo theo nhiều hệ lụy. Sở Văn hóa Thể thao Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, hiện số tiền thu thêm ngoài hợp đồng của các hộ kinh doanh đã được chuyển vào tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước. Đơn vị cũng sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý những cá nhân liên quan.
Gia Khang/VOV TPHCM
Hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam 2021 và kỷ niệm 111 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2021), sáng 6/3...
Sáng nay (11/9), UBND TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) tổ chức khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam. Sự...
Ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự báo, tháng 7 và tháng 8 năm 2022 sẽ là 2 tháng cao điểm của du lịch...
Nhiều doanh nghiệp du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, hiện nay hoạt động ngành du lịch đang nảy sinh...
Trong 2 ngày (30/4 và 1/5), do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa nhiều nên lượng khách đến nghỉ lễ tại Bà...
Hiện nay, khách đặt phòng lưu trú, đăng ký điểm vui chơi trong dịp lễ 30/4, 1/5 tại Bà Rịa – Vũng Tàu tăng...
Ngày 10/4 (ngày thứ 2 của kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương) tình hình ùn ứ cục bộ tại trung tâm TP. Vũng Tàu, tỉnh...
Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết từ mùng 1 đến hết mùng 6 Tết, địa phương đón và phục vụ gần...
Ba thành phố của Việt Nam vừa vinh dự nhận được nhận giải thưởng 'Thành phố Du lịch sạch' tại Diễn...
Trong 3 ngày nghỉ Tết dương lịch 2022, Bà Rịa Vũng Tàu đón hơn 61 ngàn lượt khách đến tắm biển. Đây là con số...
Từ chỗ lượng khách du lịch hàng năm chỉ vài chục nghìn người, đến nay du khách đến với Bà Rịa – Vũng Tàu mỗi...
Từ nay đến 15/2/2022, huyện Côn Đảo khôi phục các hoạt động du lịch, đón khách và trước mắt là du khách đến...