Đồ án quy hoạch này là cơ sở pháp lý xây dựng theo quy hoạch; đồng thời trùng tu, bảo tồn, tôn tạo, giữ được tính nguyên gốc của các giá trị làng cổ; xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm lưu giữ, tiếp nối và phát huy những giá trị truyền thống của làng cổ Phước Tích, vốn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp quốc gia.
Quy mô của Đồ án quy hoạch làng cổ Phước Tích là 53,9 ha, khu vực lập quy hoạch được xác định trên cơ sở ranh giới làng cổ Phước Tích được công nhận là di tích Quốc gia theo quyết định số 832/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Mục tiêu của Đồ án quy hoạch là bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống quỹ kiến trúc của làng di sản Phước Tích cũng như các cấu trúc tự nhiên, cảnh quan đặc trưng, kiểm soát phát triển các không gian; giữ gìn nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống, mối quan hệ dòng tộc, xóm giềng, giá trị văn hóa cộng đồng khác nhau trong quá khứ; khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề…
Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế được công nhận là di tích cấp quốc gia từ năm 2009 với hệ thống nhà rường hàng trăm năm tuổi. Cả làng hiện có 30 nhà rường cổ, trong đó 24 nhà ở của dân và 6 nhà thờ các dòng họ. Theo thời gian, những ngôi nhà rường cổ ở làng Phước Tích xuống cấp nghiêm trọng, tỉnh Thừa Thiên - Huế phải triển khai các giải pháp trùng tu, chống xuống cấp.
Năm 2016, sau khi UBND tỉnh thông qua Đề án về chính sách bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng, 25 chủ nhà rường cổ ở Phước Tích đăng ký tham gia đề án này. Năm 2017, UBND tỉnh đồng ý trùng tu, bảo tồn 3 ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng với kinh phí 1,9 tỷ đồng. Sau hơn bốn tháng triển khai, các ngôi nhà cổ được trùng tu, trả lại nét đẹp của một ngôi nhà rường đặc trưng.
Năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho phép trùng tu thêm 8 nhà rường khác, với tổng kinh phí 7 tỷ đồng, trong đó 5 nhà đã được phê duyệt, 3 nhà còn lại đang tiếp tục làm hồ sơ. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, toàn bộ 25 ngôi nhà cổ tại Phước Tích sẽ được tu bổ.
Ông Đoàn Quyết Thắng, Phó Ban Quản lý Làng cổ Phước Tích cho biết: "Hiện chúng tôi tiếp tục tham mưu huyện xin chủ trương UBND tỉnh đầu tư và được UBND tỉnh đồng ý đầu tư 5 nhà và đã làm thủ tục hồ sơ trình ra Bộ Văn hóa để thỏa thuận quy mô, đến nay đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất. Tiếp theo, chúng tôi sẽ triển khai các bước để trình phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt báo cáo đánh giá kỹ thuật để tổ chức triển khai cải tại, trùng tu."
Việc trùng tu, cải tạo các nhà Rường không chỉ là bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc đặc trưng mà còn tạo thêm điểm nhấn để phát triển du lịch. Ông Đoàn Quyết Thắng cũng cho biết sau khi các nhà rường cổ được đưa vào sử dụng, Ban quản lý Làng cổ Phước Tích đã phối hợp với chủ các nhà rường xây dựng kế hoạch đón tiếp, cải tạo không gian nhà rường, vệ sinh môi trường đề đón tiếp du khách đến trải nghiệm và thưởng lãm tại Làng cổ Phước Tích, đồng thời phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng và homestay tại địa phương.
Nằm cách trung tâm thành phố Huế 35 km về hướng Bắc, làng cổ Phước Tích nằm lặng lẽ và bình yên bên bờ sông Ô Lâu, địa phận chia cắt tỉnh Thừa Thiên - Huế và tỉnh Quảng Trị. Với tuổi đời trên 500 năm và đã được xếp hạng di tích quốc gia, làng cổ Phước Tích đang dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài đến khám phá và trải nghiệm. Hiện nay, làng Phước Tích có 117 ngôi nhà, trong đó 24 ngôi nhà cổ có giá trị, ngôi nhà cổ nhất được dựng vào năm 1850, kế đến là ngôi nhà được dựng vào năm 1870. Hệ thống đường, cây xanh nối liền với nhau một cách tự nhiên và sinh động làm nên một vùng sinh thái độc đáo. Đặc biệt, nghề gốm đã mang lại nét đặc trưng và giá trị cho làng cổ Phước Tích. Hơn 5 thế kỷ tồn tại, trải qua các cuộc chiến tranh binh lửa và sự tàn phá của thiên nhiên. Có thể nói, Phước Tích vẫn giữ gìn gần như nguyên vẹn vẻ đẹp nguyên sơ của làng quê Việt với phong cảnh hữu tình, không gian yên ả, với cây đa, bến nước, sân đình… Qua đó, làng cổ Phước Tích đẹp như một bức tranh cổ của làng quê Việt Nam. Làng cổ Phước Tích là ngôi làng cổ thứ hai (sau làng cổ Đường Lâm - Hà Nội) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 2009... Làng cổ Phước Tích có những lợi thế về quần thể nhà rường cổ, hệ thống di tích, đình, chùa, miếu, nhà thờ, di tích văn hóa Chăm Pa... trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. |
Xem thêm những hình ảnh về làng cổ Phước Tích:
Vietnam Journey
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...