Phối cảnh bức phù điêu khổng lồ "Lạc Long Quân - Âu Cơ" vào vách núi Bà Hỏa
Ngày 25/9, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định đã thống nhất tạm dừng kế hoạch tạc bức phù điêu Lạc Long Quân - Âu Cơ vào vách núi Bà Hỏa tại TP Quy Nhơn.
“Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng thống nhất khi nào hoàn thành quy hoạch, xây dựng nút giao thông khu vực ngã năm Đống Đa- nơi dự kiến làm bức phù điêu thì mới tính tiếp có triển khai làm bức phù điêu này hay không”, vị lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết.
Theo UBND tỉnh Bình Định, hiện tỉnh đang quy hoạch, đầu tư kinh phí để cải tạo nút giao thông ngã năm Đống Đa (vì đây cửa ngõ quan trọng của TP Quy Nhơn), trong đó có việc mở rộng giao thông, tạo mỹ quan đô thị.
Một doanh nghiệp đã đề xuất ý tưởng làm bức phù điêu vào vách núi tại nút giao thông khu vực ngã năm Đống Đa để tạo dấu ấn cho cửa ngõ vào TP Quy Nhơn.
Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Định đã báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đề xuất này. Thường trực Tỉnh ủy cũng đã tổ chức lấy ý kiến các cựu lãnh đạo tỉnh. UBND tỉnh cũng chuẩn bị tổ chức thăm dò, lấy ý kiến các chuyên gia và ý kiến rộng rãi từ nhân dân. Tuy nhiên, ý tưởng mới đề xuất đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau.
Xung quanh vấn đề trên, một số cựu lãnh đạo tỉnh Bình Định đồng tình việc tạm dừng kế hoạch tạc phù điêu, sau đó lấy ý kiến rộng rãi giới chuyên môn, người dân rồi mới xem xét có làm hay không.
Vị trí núi Bà Hỏa dự kiến tạc bức phù điêu
Trước đó, Thường trực Tỉnh ủy Bình Định đã tổ chức lấy ý kiến các cựu lãnh đạo tỉnh về kế hoạch chuẩn bị tạc bức phù điêu "khủng" vào vách núi Bà Hỏa tại TP Quy Nhơn.
Theo UBND tỉnh Bình Định, bức phù điêu khổng lồ tạc vào vách núi có chủ đề “Lạc Long Quân- Âu Cơ và cội nguồn đại đoàn kết dân tộc” nhằm thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo điểm nhấn cho TP Quy Nhơn thu hút khách du lịch.
Dự kiến bức phù điêu được tạc thẳng vào vách núi với chiều dài hơn 81m, chiều cao ở vị trí cao nhất là 36m cùng hệ thống cảnh quan kiến trúc phụ trợ khác rộng 3.000 m2 trên mặt đất. Dự kiến, tổng mức đầu tư dự án trên hơn 86 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách do tỉnh quản lý để triển khai phần hạ tầng cắt bạt núi, di dời, hạ ngầm đường điện… là hơn 34 tỷ và kêu gọi tài trợ xã hội hóa, các nguồn huy động hợp pháp khác để triển khai công trình hơn 51 tỷ đồng. Thời gian thực hiện công trình trong hai năm 2020-2022.
Nhiều ý kiến cho rằng đây là một dự án văn hóa- lịch sử độc đáo, góp phần phát triển du lịch cho tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, nhiều người phản đối việc làm bức phù điêu vì cho rằng lãng phí ngân sách nhà nước, trong khi nhiều công trình an sinh khác cần được đầu tư.
Theo baodauthau.vn
Sau thời gian ngắn đưa vào hoạt động, Tổ hợp Không gian khoa học do Trung tâm Khám phá Khoa học và Đổi mới...
Cá voi xanh liên tục xuất hiện tại khu vực Hòn Trâu, thuộc vùng biển Đề Gi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh...
Việc thí điểm xe điện 4 bánh thân thiện với môi trường, không dây tiếng ồn phù hợp với sự phát triển du lịch...
Những ngày đầu tháng 7 này, lượng khách du lịch đến với Bình Định tiếp tục tăng nhanh. Tại các điểm du lịch,...
6 tháng đầu năm nay, tỉnh Bình Định đón gần 2,3 triệu lượt khách đến du lịch. Dự báo lượng khách tiếp tục...
Trong 4 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 và 1/5, tỉnh Bình Định đón hơn 192.000 lượt khách, tăng 92% so với cùng kỳ năm...
Sáng 22/4, Sở Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức họp báo công bố các hoạt động diễn ra tại Lễ hội du lịch biển...
Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa kiểm tra việc thi công tại công trình xây dựng, tu bổ, tôn tạo và...
Chiều 15/2, tức Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương, dâng hoa và...
Nhân sự kiện tỉnh Bình Định được Thủ tướng Chính phủ bổ sung là một trong các địa phương được đón khách du...
Ngày 4/1, UBND thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã có thông báo về việc cho phép hoạt động sản xuất kinh...
UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng, du lịch trên 727 tỷ đồng, kỳ vọng...