Có thể kể đến rất nhiều sản phẩm của Phường Đúc trong kho tàng di sản văn hóa Huế như Vạc đồng ở Đại Nội (1659-1684), Chuông chùa Thiên Mụ (1710), Cửu Đỉnh đặt trước Thế Miếu (1835-1837), Cửu Vị Thần Công đặt trước Ngọ Môn (1803-1804), Chuông chùa Diệu Đế (1846) và rất nhiều các vật dụng thờ cúng bằng đồng từ “trong cung ra ngoài nội”.
Phường Đúc trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, với những biến cố của kinh thành Huế và thăng trầm lịch sử, những người thợ đúc đồng vẫn truyền đời giữ lửa nghề cho đến hôm nay.
Sản phẩm chính của các nghệ nhân Phường Đúc hiện nay là tượng, đồ thờ...
Đặc biệt trong số những sản phẩm kiệt tác từ đôi bàn tay nghệ nhân Phường Đúc. Cửu Đỉnh được những người thợ bắt đầu đúc vào năm 1835, đến tháng 3 năm 1837 mới hoàn thành và được vua Minh Mạng cho đặt trước sân Thế Miếu trong Hoàng thành (Đại Nội - Huế). Bộ đỉnh gồm 9 chiếc: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh. Theo các tài liệu lịch sử, trên mỗi đỉnh, vua Minh Mạng đã cho chạm khắc 17 họa tiết và 1 bức họa thư thể hiện cảnh vật, núi sông, trời biển và sản vật của đất nước. Cửu đỉnh được coi như một bộ “Địa dư chí lược” của Việt Nam đầu thế kỷ 19 ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với tổng cộng 162 họa tiết đúc chạm nổi tinh xảo.
Cửu Đỉnh, Niềm tự hào của ngừơi thợ đúc đồng Phường Đúc vẫn đang trường tồn cùng di sản Kinh thành Huế
Đáng lưu ý nhất trong Cửu Đỉnh, trên Cao đỉnh (2.601kg và cao 2,5m) có các họa tiết chạm khắc hình ảnh biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam và ô thuyền (thuyền tuần tiễu trên biển thời vua Gia Long).
Ngày nay, những sản phẩm của các nghệ nhân Phường Đúc vẫn tiếp nối một hành trình lịch sử, văn hóa làng nghề, dân tộc.
Đất sét được chọn lọc kỹ, sau đó được nhào nhuyễn với trấu, bông hoặc sợi gai... để làm tăng độ dẻo và dai rồi mới được dùng làm khuôn đúc
Tại xưởng đúc của Nghệ nhân Nguyễn Văn Đệ, một thợ lành nghề đang cẩn thận sửa những lỗi rất nhỏ của một khuôn tượng phật cao 2,5 mét và dự kiến sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ nặng khoảng 3 tấn
Một khuôn chuông đồng khác đang được sấy khô
Mẫu chuông đồng nặng hơn 2 tấn vừa ra khuôn
Dòng chảy đồng đỏ rực đang được rót vào khuôn
Lẫy sản phẩm mẫu ra khỏi khuôn
Thợ gò đang Hoàn thiện hoa văn của chiếc lư hương
Cao đỉnh trong Đại nội Kinh thành Huế
Thành Công/baotnvn.vn
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...