Đoàn rước cây nêu đi qua trước sân điện Thái Hòa trong cơn mưa
Dù tiết trời xứ Huế sáng 23 tháng Chạp mưa tầm tã, nhưng buổi lễ vẫn diễn ra trong không khí hết sức trang nghiêm, theo đúng lễ nghi dưới triều Nguyễn xưa.
Đoàn rước nêu đi từ cửa Hiển Nhơn, vòng qua khu vực trước điện Thái Hòa rồi dừng lại trước sân Thế tổ miếu. Phần cúng và thượng cây nêu được thực hiện ngay sau đó theo đúng các nghi thức dưới triều Nguyễn.
Đoàn rước nêu di chuyển từ cửa Hiển Nhơn đến Thế tổ miếu
Cây nêu năm nay được làm bằng tre, cao hơn 15m. Đỉnh nêu treo đèn lồng, bùa, ấn, quà… dùng để xua đuổi tà ma và dâng lên đất trời, thần linh. Một đội vệ binh hơn 10 người được phân công khiêng và thượng nêu.
Cây nêu được di chuyển đến khu vực Thế tổ miếu trong Hoàng cung Huế
Dù lễ rước và thượng nêu được thực hiện dưới cơn mưa tầm tã nhưng vẫn có rất đông du khách tham quan Đại Nội đã tỏ ra thích thú và tham gia cùng đoàn rước.
Chung sức thượng nêu
Theo ông Phan Thanh Hải, giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, việc tái hiện lễ dựng nêu trong hoàng cung là một trong những hoạt động chào mừng năm mới và thu hút khách du lịch đến tham quan Đại Nội trong dịp tết âm lịch này.
Lễ tế nêu được thực hiện trang nghiêm theo đúng nghi thức dưới triều Nguyễn
Bùa, ấn, quà...được buộc vào đỉnh cây nêu trước khi thượng nêu để xua đuổi tà ma
Vào thời nhà Nguyễn, lễ dựng nêu do vua trực tiếp đứng ra làm chủ lễ. Cây nêu được dựng lên trong hoàng cung báo hiệu cho dân chúng biết bắt đầu kỳ nghỉ Tết Âm lịch. Cây nêu được hạ xuống vào ngày mùng 6 tết âm lịch cũng báo hiệu cho dân chúng biết kỳ nghỉ tết đã hết, mọi công việc sẽ trở lại bình thường vào ngày hôm sau.
Sau khi cây nêu trong hoàng cung được dựng lên, bên ngoài người dân mới được dựng nêu ăn tết. Cây nêu ở nhà dân cũng phải thấp hơn cây nêu được dựng trong Đại Nội.
Người xưa quan niệm rằng, sau khi ông Táo cưỡi cá chép lên trời vào ngày 23 tháng chạp thì sẽ không còn vị thần nào bảo vệ cho ngôi nhà của mình trước các thế lực ma quỷ. Vậy nên người xưa mới dựng cây nêu với đầy đủ lễ vật, lá bùa… để xua đuổi tà ma trong những ngày Tết Nguyên đán.
Hà Thu, theo TTO
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...