Ông Đỗ Văn Viết - Trưởng phòng Văn hóa thể thao và du lịch Đồ Sơn cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi ủng hộ do đó Đồ Sơn được mùa du lịch. Hiện, Đồ Sơn có 179 cơ sở nhà hàng, khách sạn, trong đó 129 cơ sở lưu trú với 3.000 phòng.
Vào các ngày thứ 7, Chủ nhật, các phòng đều kín, giá phòng dao động từ 500.000 - 1.500.000 VNĐ/phòng. Một điểm nữa khiến Đồ Sơn hút khách chính là giao thông thuận lợi, khách không phải chờ phà, không sợ bị tắc đường vì thế lượng khách ở các tỉnh về cũng tương đối đông.
Mùa du lịch năm nay ở Đồ Sơn cũng có một số thay đổi như quy hoạch lại khu bãi tắm quy mô hơn, đẹp hơn. Trong khi đó, năm nay tháng 6 nắng nóng hơn so với các năm nên du khách tìm đến các điểm du lịch biển cũng nhiều hơn. Đồ Sơn hiện tại có các bãi tắm đẹp chính là Đoàn 295, Khu 2 và Hòn Dáu resort.
Bên cạnh đó là 17 điểm du lịch tín ngưỡng tâm linh, trong đó có 5 di tích cấp quốc gia như Đảo Dáu, Bến Nghiêng, K15, tháp Tường Long, Đình Ngọc - suối Rồng, lễ hội Chọi Trâu…
Theo lãnh đạo quận Đồ Sơn, đồ ăn thức uống của Đồ Sơn rẻ nhất so với các điểm du lịch biển khác trên cả nước. Đội quản lý thị trường tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm, xử phạt nghiêm những cơ sở không niêm yết giá bán. Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an toàn giao thông, các sự kiện văn hóa thể thao được lên phương án bảo vệ tuyệt đối. Không có các vụ việc phức tạp xảy ra trong mùa du lịch.
Đối với khách du lịch trung tâm dịch vụ Đồ Sơn đã xây dựng phương án cứu hộ cứu nạn cho khách tắm biển, tập trung lực lượng thường trực tại các trạm cấp cứu biển. Kiểm tra giám sát hoạt động của bến thủy nội địa, các phương tiện vận chuyển khách từ bến du lịch Nam Đồ Sơn đi Đảo Dáu và ngược lại, giám sát kiểm tra thường xuyên các hãng taxi, phương tiện vận tải khách du lịch trên địa bàn.
Để du lịch Đồ Sơn phát triển mạnh hơn nữa, UBND quận đề xuất TP Hải Phòng tiếp tục quan tâm đầu tư, chỉ đạo tạo điều kiện hơn nữa đến ngành kinh tế du lịch Đồ Sơn. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch với các thành phố trong cả nước.
Kêu gọi các dự án đầu tư, có cơ chế cho thuê đất lâu dài để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Có cơ chế tháo dỡ khó khăn cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Ra quyết định thu hồi đất đối với các dự án chậm đầu tư hoặc chây ỳ trong việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước.
Vĩnh Quân, kinhtedothi.vn
Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn - Hải Phòng 2022, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức...
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, huyện đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đón hơn 1,3 triệu lượt khách, đạt hơn 50%...
Sáng nay (30/4), tại Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng) diễn ra Lễ hội đua thuyền rồng trên...
Hướng tới phục hồi hoạt động du lịch, thành phố Hải Phòng đã phát triển các sản phẩm du lịch mới, nhiều sản...
TP Hải Phòng khôi phục hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh đến nhiều địa phương khu vực...
Quy định nghiêm ngặt đối với người dân khi tham quan, du lịch ngay trong địa bàn thành phố khiến cả doanh...
Kiểm soát tốt dịch bệnh, sau gần 2 tháng không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, Hải Phòng đã mở cửa...
Theo Quyết định của UBND thành phố Hải Phòng về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, hai...
Qua 40 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng, thành phố Hải Phòng điều chỉnh một số biện...
Hải Phòng và Quảng Ninh hiện là 2 địa phương thuộc "vùng xanh" với địa bàn an toàn, tỷ lệ tiêm vaccine cao....
Mới mở cửa các hoạt động dịch vụ được ít ngày, UBND thành phố Hải Phòng đã lại phải điều chỉnh một số biện...
Đã qua 21 ngày thành phố Hải Phòng không xuất hiện ca mắc COVID-19 mới. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép...