Vào thời nhà Lý (1010 – 1225), đạo Phật được tôn làm Quốc đạo. Hàng nghìn công trình Phật giáo cũng theo đó mà được xây dựng trên cả nước. Kỳ vĩ nhất là tháp Báo Thiên ở kinh đô Thăng Long và tháp Tường Long ở Đồ Sơn, TP. Hải Phòng.
Tháp Tường Long với ý nghĩa là rồng lành được xây dựng từ đời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) với vai trò như một trung tâm lớn của đất nước, khẳng định sự hội nhập giao thoa, phát triển bằng đường biển của nước ta.
Đây còn là một trạm tiền tiêu hành cung của nhà Vua và các quan đại thần trong những chuyến tuần du về vùng biển Đông Bắc của quốc gia Đại Việt và trở thành tiền đề xây dựng các công trình phật giáo sau này ở Quảng Ninh và Hà Nam.
Ngày 16/11/2005, Tháp tường Long được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng cấp quốc gia là Di tích khảo cổ học Tường Long.
Tháp Tường Long tọa trên ngọn núi Ngọc Sơn (dãy núi đầu tiên trong dãy núi Cửu Long tại phường Nọc Xuyên, Đồ Sơn, TP. Hải Phòng) với độ cao trên 126m so với mực nước biển. Về mặt phong thủy học khi người xưa lựa chọn nơi đặt ngọn tháp này là hướng tụ sơn tụ thủy (hướng Tả thanh long của tháp chính là toàn bộ bán đảo Đồ Sơn, hướng Hữu bạch hổ là con sông Văn Úc đổ ra cửa biển Văn Úc).
Năm 2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, UBND TP Hải Phòng đã cho khởi công xây dựng lại hệ thống tháp Tường Long đúng như nguyên mẫu. Sau 7 năm thi công, tháp Tường Long được phỏng dựng với 9 tầng, cao 37,14m.
Từ màu sắc, độ tương đồng của từng viên gạch gốm so với nguyên mẫu cho đến những hoa văn, họa tiết của tháp đều được phỏng dựng rất tinh xảo mang đậm nét đặc trưng của thời nhà Lý.
Bức tượng phật ngọc A Di Đà được đặt ở tầng 1 của tháp Tường Long hiện nay cũng được làm theo đúng nguyên mẫu bức tượng phật ngọc A Di Đà ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) với chiều cao 1,86m.
Nền móng tháp Tường Long xưa trải qua nghìn năm nay tồn tại dưới dạng di tích khảo cổ học và được đặt bên trong nhà che hố khảo cổ. Nền móng tháp hình vuông mỗi chiều là 7,86m; bề dầy của tường là 3m, đào sâu tới 2m vẫn chưa thấy hàng gạch cuối.
Đặc biệt, sau các lần khai quật vào năm 1978, 1998 các nhà khảo cổ học còn phát hiện nhiều hiện vật quý giá như những bệ đá hoa sen, con giống đất nung hay hình rồng phượng, những mảnh ghép, những viên gạch xây dựng tường tháp Tường Long xưa.
Trên những mảnh ghép này vẫn còn đề hai dòng chữ hán là “Lý gia đệ tam đế long thụy thái bình tứ liên tạo”.
Những cổ vật với tuổi đời nghìn năm nay được đặt trưng bày tại nhà che cổ vật và trở thành điểm nhấn đặc biệt thu hút hàng vạn khách du lịch tới chiêm ngưỡng mỗi năm.
Việc phỏng dung, bảo tồn, tôn tạo tháp Tường Long (Đồ Sơn) góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân ở trong và ngoài nước, đồng thời lưu truyền cho các thế hệ mai sau.
Hoàng Dương - Phương Linh/ tienphong.vn
Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn - Hải Phòng 2022, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức...
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, huyện đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đón hơn 1,3 triệu lượt khách, đạt hơn 50%...
Sáng nay (30/4), tại Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng) diễn ra Lễ hội đua thuyền rồng trên...
Hướng tới phục hồi hoạt động du lịch, thành phố Hải Phòng đã phát triển các sản phẩm du lịch mới, nhiều sản...
TP Hải Phòng khôi phục hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh đến nhiều địa phương khu vực...
Quy định nghiêm ngặt đối với người dân khi tham quan, du lịch ngay trong địa bàn thành phố khiến cả doanh...
Kiểm soát tốt dịch bệnh, sau gần 2 tháng không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, Hải Phòng đã mở cửa...
Theo Quyết định của UBND thành phố Hải Phòng về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, hai...
Qua 40 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng, thành phố Hải Phòng điều chỉnh một số biện...
Hải Phòng và Quảng Ninh hiện là 2 địa phương thuộc "vùng xanh" với địa bàn an toàn, tỷ lệ tiêm vaccine cao....
Mới mở cửa các hoạt động dịch vụ được ít ngày, UBND thành phố Hải Phòng đã lại phải điều chỉnh một số biện...
Đã qua 21 ngày thành phố Hải Phòng không xuất hiện ca mắc COVID-19 mới. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép...