Miếu bà chúa Xứ núi Sam, tỉnh An Giang thu hút đông du khách
Sau thời gian tạm dừng đón khách do dịch bệnh Covid-19, từ ngày 28/4, nhiều khu di tích, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang lần lượt mở cửa đón khách trở lại. Vào những ngày đầu, lượng khách đến vùng đất Bảy Núi rất khiêm tốn, nhưng được sự hỗ trợ của các sở ngành, địa phương, cùng đồng hành với các doanh nghiệp du lịch tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải pháp kích cầu du lịch nội địa; đồng thời với đó, các doanh nghiệp, dịch vụ du lịch đồng loạt tung ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cấp chỉnh trang cơ sở lưu trú… du khách đến An Giang đã tăng nhanh. Đến thời điểm này nhiều điểm, khu du lịch lượng khách đã đạt 60-70% so với cùng kỳ năm ngoái như: Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà sư, huyện Tịnh Biên; Khu Du lịch Quốc gia núi Sam, Tp. Châu Đốc; Khu du lịch núi Cấm…
Ông Lý Thanh Sang, Giám đốc Khu du lịch cáp treo Núi Cấm, tỉnh An Giang chia sẻ: "Khi mở cửa hoạt động trở lại thì khách chỉ đạt 30% so với cùng kỳ, công ty đã đưa ra các gói kích cầu: một là miễn giảm cho các đoàn đi từ 10 người trở lên; hai là combo để giảm một số dịch vụ ở trong khu du lịch; ba là giảm vé, khuyến mãi cho học sinh, sinh viên… Dần dần đến nay sau một tháng rưỡi đi vào hoạt động khách đã tăng dần, đến nay đã đạt 70% so với cùng kỳ."
Quyết tâm vực dậy thế mạnh du lịch, các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ lưu trú trên địa bàn Cần Thơ cũng thực hiện các chương trình kích cầu, đẩy mạnh đổi mới mô hình du lịch để gia tăng lượng khách sử dụng dịch vụ sau những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.
Bà Võ Xuân Thư, Giám đốc khách sạn Victoria Cần Thơ cho biết, ngoài các tour du lịch nghỉ dưỡng thông thường, doanh nghiệp đưa vào hoạt động mô hình du thuyền tuyến Cần Thơ – Châu Đốc (An Giang) 4 ngày 3 đêm, 35 phòng cùng đầy đủ các tiện nghi thu nhỏ của một khách sạn 5 sao.
Căn nhà màu tím tại quận Cái Răng, Cần Thơ đang là điểm thu hút khách du lịch sau dịch Covid-19
Còn theo ông Đoàn Hoàng Vũ – đại diện doanh nghiệp Mai Linh Tây Đô, bên cạnh dịch vụ vận tải hành khách đường bộ truyền thống, doanh nghiệp sẽ cho ra mắt mô hình tàu cao tốc tuyến Cần Thơ – Côn Đảo.
Ngành hàng không cũng tích cực tham gia chương trình kích cầu “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Các hãng hàng không đang nối lại các chuyến bay nội địa, với giá khuyến mãi hấp dẫn du khách.
Ông Đặng Minh Việt, Trưởng Chi nhánh Vietnam Airlines Cần Thơ, cho biết, để góp phần kích cầu du lịch ĐBSCL, trong tháng 6, Vietnam Airlines sẽ khai trương nhiều đường bay mới như: Cần Thơ – Hải Phòng, Cần Thơ – Vinh, Cần Thơ – Buôn Ma Thuột, Hải Phòng – Phú Quốc…
Đặc biệt, tại các khu du lịch sinh thái, điển hình là Khu Du lịch cộng đồng Cồn Sơn, hiện có hơn 50 hộ dân tham gia, ngay sau dịch Covid-19, làng du lịch đã triển khai thêm nhiều mô hình độc đáo để thu hút khách như: Mút cơm cho đàn cá tai tượng ăn chay hơn 30 năm, massage cá có vảy, bắt cá trên cạn, nhà biểu diễn làm nón lá…
Trải nghiệm bắt cá tại Khu Du lịch cộng đồng Cồn Sơn, Cần Thơ
Khách du lịch vui chơi tại khu du lịch Mỹ Khánh, Cần Thơ sau dịch Covid-19
Bà Lê Thị Bé Bảy, đại diện Khu Du lịch cộng đồng Cồn Sơn cho biết: "Khi cảm nhận được văn hóa bản địa đúng và đủ chúng ta sẽ có chương trình hay, xây dựng sản phẩm mới, đây là cơ hội để chúng ta tự làm mới mình. Chúng tôi có cách kích cầu riêng và sẵn sàng đón du khách quay lại để cảm nhận đúng về Cồn Sơn."
Ở vùng đất sen hồng Đồng Tháp, trong thời gian tạm nghỉ các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch đã nâng cấp, tạo thêm nhiều điểm nhấn để thu hút du khách.
Ông Trần Thanh Điền, hội quán Cùng làm du lịch tại Làng hoa Sa Đéc chia sẻ, để thu hút khách du lịch, các nhà vườn, điểm tham quan, khu du lịch tại đây đều giảm 50% vé tham quan, mặc dù giảm giá những chất lượng không giảm mà tăng lên. Mọi người ai cũng nhận thức được rằng, xây dựng thương hiệu du lịch là một quá trình dài. Để giữ được du khách và du khách đến lần hai thì cần phải thay đổi cung cách phục vụ, làm mới về các sản phẩm, tạo ấn tượng cho du khách.
Ông Trần Thanh Điền cho biết: "Sau dịch làng hoa này phục hồi nhanh nhất, vừa rồi nhờ hiệu ứng của vườn chà là, khách các nơi kéo về khá nhiều. Mỗi đơn vị có ý tưởng riêng, để họ tạo ra những nét độc đáo riêng để còn giữ chân khách lâu dài, bởi vì cái đơn giản là cái gì người ta xem qua lần sau người ta không muốn xem lại nữa, cho nên mình sẽ chọn những gì mới, thậm chí độc đáo, có thể nói là có một không hai để khách còn có động lực tới đây."
Ông Nguyễn Thiện Thành, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cho biết, đã có 100 doanh nghiệp của 13 tỉnh, thành ĐBSCL tham gia “Chương trình kích cầu du lịch ĐBSCL sau dịch Covid-19”. Đó là các khu, điểm du lịch, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, hàng không… giảm giá từ 10-50%. Trong đó, ưu tiên hợp tác, liên kết với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm cụm phía Đông, phía Tây (Cần Thơ, Kiên Giang, Phú Quốc, Bạc Liêu, Cà Mau, Tiền Giang…) làm trọng điểm, phát huy vai trò các điểm du lịch tiêu biểu và hội viên Hiệp hội Du lịch ĐBSCL. Điều này phù hợp với quan điểm Hiệp hội Du lịch Việt Nam đưa ra là chọn vùng không dịch bệnh để quảng bá; chọn du lịch biển, du lịch sinh thái, ẩm thực, nghỉ dưỡng cho du khách.
Ông Thiện Thành nhấn mạnh: "Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh dưới sự ủy quyền của Hiệp hội Du lịch Việt Nam độc quyền kích cầu du lịch ĐBSCL. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ khảo sát và mua sản phẩm du lịch của ĐBSCL một cách độc quyền và không mua nơi khác, giúp cho ĐBSCL khôi phục nhanh du lịch, tiến tới hồi phục và phát triển. Tôi cho rằng hiện nay ĐBSCL là một điểm đến an toàn đã được tín nhiệm, là một thương hiệu riêng có. Và tôi chắc rằng đó là điều kiện đầu tiên khi du khách đặt vấn đề quyết định đi du lịch thì họ sẽ xếp ĐBSCL đầu tiên."
Sau khi dịch bệnh được khống chế và kiểm soát tốt, ngành du lịch các địa phương khu vực ĐBSCL đã bắt tay liên kết sản phẩm mới, xây dựng điểm đến an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; các hãng hàng không cung cấp tour du lịch giá rẻ, nhiều chuyến bay nội địa hoạt động trở lại. Đây là những tín hiệu khả quan hứa hẹn ngành du lịch ĐBSCL sẽ sớm lấy lại nhịp độ, góp phần khôi phục lại nền kinh tế trong khu vực và cho cả nước./.
Hồng Phương - Phan Ánh - Phạm Hải/VOV ĐBSCL
Tỉnh An Giang hiện đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động chào mừng lễ Sen Đôn Ta của...
Thông tin từ UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể...
Tối 20/4, tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO...
Sáng 7/9, ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) cho biết, thực...
Chiều ngày 9/5, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang cho biết, trước tình...
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam...
Sở GD&ĐT tỉnh An Giang cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là người Việt Nam theo học ở các...
Từ những khó khăn, tác động của dịch bệnh Covid-19, từ nay đến cuối năm, các địa phương vùng ĐBSCL phải thực...
Dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó thương mại - dịch vụ,...
Sáng nay 14/5, ông Đoàn Bình Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19...
Sau một thời gian tạm dừng đón khách để phòng, chống dịch Covid-19, bắt đầu từ hôm nay (28/4), tất cả các...