Bánh sắn có màu nâu đỏ, phần bột dẻo và ngọt, phần nhân đậu đỏ bùi bùi
Ngày xưa, xóm nghèo nhà tôi là xóm chuyên làm bột lọc để bán khắp chợ. Nhà nào cũng có nương để trồng sắn, loại sắn ba trăng củ nhỏ nhưng nấu ăn rất ngon hoặc loại sắn Ấn Độ củ to nhưng hơi đắng, ăn dễ say nhưng cho rất nhiều bột.
Tuổi thơ tôi lớn lên bên đống sắn trước sân nhà và những thau bột bên giếng nước. Nhiệm vụ của mấy đứa con nít là cạo vỏ sắn. Chúng tôi được trang bị một cái dao cạo bằng thanh tre. Cứ vậy, từ củ sắn này đến củ sắn khác màu nâu sì được cạo trắng bóc. Trong những năm tháng tuổi thơ đó, sau những buổi ngồi cạo vỏ sắn đến "rục cùi thúi cuống", chúng tôi thường được mệ hoặc mẹ thưởng cho những chiếc bánh sắn ngọt ngào. Đó là món vô cùng yêu thích mà chúng tôi được ăn ngày còn thơ ấu.
Để làm món bánh sắn, mẹ tôi thường chọn củ sắn ba trăng. Dễ thôi, chỉ cần ra vườn nhổ một bụi là đã đủ. Rồi mẹ lột vỏ và bắt đầu mài. Dụng cụ mài sắn là một tấm tôn được đập phẳng và đục lỗ. Phải khéo léo để mài những củ sắn vào "tấm tôn" này, nếu sơ hở dễ bị đứt tay chảy máu. Sau khi mài sắn xong, mẹ vắt bớt nước bột, chỉ lấy phần xác sắn, đường bánh đã được giã mịn rồi mẹ cho vào sắn trộn đều. Phần nhân là nắm đậu đỏ, mẹ bắt lên bếp hầm trước cho mềm và khô lại, sau khi đậu mềm mẹ cũng trộn vào xíu muối và đường. Mấy đứa chúng tôi ra vườn lấy lá chuối vào hơ trên bếp lửa cho lá được mềm, không bị rách khi gói rồi rọc lá và xé vừa đủ một chiếc bánh.
Sau khi đã chuẩn bị đâu vào đó, mẹ bắt đầu gói bánh bằng cách cho phần xác sắn đã trộn đường vào lá, rồi múc một muỗng đậu cho vào làm nhân và gói như bánh lọc. Mấy đứa chúng tôi phụ mẹ bằng cách cột hai cái bánh vào nhau để khỏi bung lá. Gói xong, mẹ sắp bánh vào cái rá, rồi bỏ vào nồi và bắt đầu đặt lên bếp hấp. Nhiệm vụ của mấy đứa chúng tôi là ngồi canh lửa cho đến khi bánh chín.
Có lần, mẹ hào phóng còn cho cả dừa xắt sợi vào trộn với bột. Những lần như vậy khá hiếm hoi, nhưng bánh sắn có trộn thêm dừa ăn ngon hơn nhiều. Bánh chín, lấy ra để nguội để bánh được cứng hơn rồi mẹ mới đem chia cho mỗi đứa vài cái như là phần thưởng. Còn chúng tôi, mỗi đứa mỗi phần nhưng cứ ăn nhin nhín vì sợ hết.
Năm tháng qua đi, xóm nghèo giờ không còn ai làm nghề mài sắn, mùi nước chua hay mùi thum thủm của sắn thúi không còn nữa, chỉ còn trong ký ức những chiếc bánh sắn và mùi vị của ngày xưa là chạm đến vị giác mỗi lần nhớ về, để hôm nào đó về quê, nhìn thấy trong chợ quê mẹt bánh sắn mà nhớ tuổi thơ với phần thưởng ngọt ngào.
Theo baothuathienhue.vn
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...