Lễ khởi công xây dựng dự án Đài phát sóng Nam Trung Bộ
Dự Lễ khởi công có Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam - Nguyễn Thế Kỷ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận - Nguyễn Đức Thanh cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, địa phương và nhiều hộ dân trong vùng dự án.
Đài phát sóng Nam Trung Bộ là một trong những công trình kỹ thuật lớn do Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng, quản lý và vận hành. Đài nằm trên khu đất có diện tích 16 hecta, công suất phát sóng 400 KW. Khi hoàn thành, Đài phát sóng Nam Trung Bộ sẽ phủ sóng toàn bộ 8 tỉnh Nam Trung Bộ trên đất liền và hàng ngàn km2 trên Biển Đông. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phạm Văn Hậu phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phạm Văn Hậu cho biết với bối cảnh tình hình an ninh trật tự và chủ quyền quốc gia trên biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường thì yêu cầu tăng cường năng lực phát sóng các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam để tuyên truyền chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước đến với nhân dân các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là việc làm cấp thiết, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển thông qua làn sóng phát thanh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đề nghị các sở, ngành địa phương của tỉnh phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công trình được triển khai thi công chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo tiến độ.
Phát biểu chỉ đạo, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ cho biết, Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan báo chí hàng đầu của nước ta có đầy đủ 4 loại hình báo chí, được sản xuất, truyền dẫn thông tin đến công chúng trong và ngoài nước trên đa loại hình, đa nền tảng, đa ngôn ngữ, với 8 Kênh phát thanh, 17 kênh truyền hình, 2 báo điện tử. Cùng với việc truyền tải thông tin trên nền tảng internet, Đài Tiếng nói Việt Nam đã và đang quản lý, vận hành hàng trăm Đài phát sóng, trạm phát sóng trên cả nước và Đài phát sóng Nam Trung Bộ là một trong những công trình kỹ thuật lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phủ sóng biển Đông và khu vực Trung Bộ.
Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tại buổi lễ
Làn sóng Tiếng nói Việt Nam với 8 kênh phát thanh, 13 thứ tiếng nước ngoài, 13 ngôn ngữ dân tộc thiểu số… sẽ đến với hàng triệu ngư dân ven biển và ngoài khơi xa; đến với các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ trên Biển Đông… bằng chất lượng sóng đạt chuẩn quốc tế không chỉ trên tần số AM 1071 Khz mà còn trên các nền tảng internet khác nhau.
Đó là các chương trình thời sự, văn hóa - văn nghệ, ca nhạc - giải trí, phổ biến kiến thức, đối ngoại và sức khỏe, với nội dung gần gũi, thiết thực, hấp dẫn, góp phần cổ vũ, động viên các lực lượng của ta, trong đó có ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, nâng cao hơn nữa ý thức giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo; khích lệ, động viên các cán bộ chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển.
Đặc biệt, cùng với quá trình xây dựng Đài Phát sóng Nam Trung Bộ, VOV sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số doanh nghiệp hỗ trợ bà con ngư dân radio dùng năng lượng mặt trời để ngư dân nghe các chương trình phát thanh, kết nối với đất liền, đặc biệt là cập nhật tình hình thời tiết, những bất thường trên biển để có cách phòng bị tốt nhất.
Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ (bìa phải) và Bí thư tỉnh uỷ Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh thăm hệ thống hiện đại trị giá 8 tỷ đồng mà VOV vừa trao tặng NTV
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ: "Chúng ta muốn thể hiện chủ quyền quốc gia trên biển thì không chỉ là bằng các lực lượng hải quân, biên phòng, kiểm ngư, cảnh sát biển hay hoạt động của bà con ngư dân ta đánh bắt trên biển kết hợp với bảo vệ đất nước mà còn phải chủ quyền về thông tin. “Đây là Tiếng nói Việt Nam” phải phủ sóng toàn bộ vùng chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta đã làm điều này nhưng chưa thật tốt và trong quá trình đi chọn thì Đài Tiếng nói Việt Nam đã chọn đất Ninh Thuận, đây là địa điểm lý tưởng nhất để phát sóng, sóng này sẽ phủ sóng toàn bộ biển Đông".
Tới thăm và làm việc với Đài Phát thanh – Truyền hình Ninh Thuận sau Lễ khởi công sáng nay, thay mặt lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ đã trao tặng hai dây chuyền sản xuất chương trình phát thanh hiện đại nhất hiện nay với giá trị gần 8,8 tỷ đồng của VOV cho Đài PT-TH Ninh Thuận. VOV cũng đầu tư hệ thống truyền thanh cho Đài truyền thanh huyện Thuận Nam và một dây chuyền truyền thanh không dây tặng xã Phước Dinh.
Hà Khánh/VOV TP.HCM
Sáng 15/5, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận tại TP.HCM năm 2022...
Ngày 14/4, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa...
Trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia- Quảng Nam 2022, hôm nay (27/3), tại thành phố Hội An, UBND tỉnh Ninh...
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có công văn về việc tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, giải trí trong...
Du lịch cộng đồng hiện nay đã không còn xa lạ với các địa phương có đông đồng bào Chăm sinh sống ở Ninh...
Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Ninh Thuận vừa công bố Đề án phát triển Du lịch Ninh Thuận giai đoạn...
Hoạt động du lịch tại Ninh Thuận đang được tái khởi động với các chương trình đón khách trên cơ sở bảo đảm...
Ngày 7/11, ông Lê Diệp Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, ngành du lịch Ninh...
Lễ hội Katê năm 2021 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ diễn ra từ...
Ngày 27/6, tỉnh Ninh Thuận kích hoạt lại một số chốt giao thông, tạm dừng các hoạt động tập trung đông người,...
Ngày 18/6/2021, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có thông báo cho phép hoạt động trở lại một số dịch vụ, trong đó có...
Sáng ngày 12/5, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận có văn bản gửi các sở, ban, ngành và địa phương về việc đẩy...