Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều di sản, thắng cảnh đẹp, là điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch của Huế không hấp dẫn và khó “níu chân” du khách dài ngày.
Khách du lịch tham quan di tích Đại nội Huế
Cố đô Huế đang lưu giữ 5 di sản văn hóa được thế giới công nhận. Đó là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế. Đến Huế, du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều thắng cảnh như sông Hương, nhà vườn Huế, khám phá nét đẹp trong cuộc sống người dân vùng sông nước và thưởng thức những món ăn ngon vùng đất cố đô.
Anh Nguyễn Văn Kiên, du khách đến từ Hải Dương, cho biết: "Có ít khu để cho du khách đi 2 ngày đến 3 ngày. Như Cung đình Huế chỉ đi trong vòng 2 đến 3 tiếng là người ta đã biết đến rồi, người ta chuyển đến điểm khác và so một số tour bên nước ngoài người ta chạy sô chỉ 3 đến 4 ngày thôi. Ví dụ vé máy bay người ta sang đây đã tầm trưa trưa rồi thì người ta chơi khoảng 1 ngày thì người ta sẽ về đến Đà Nẵng hoặc một số đơn vị khác".
Những năm qua, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thế nhưng cho đến nay, du dịch Huế vẫn “loay hoay” khai thác ở các điểm di tích, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn, thiếu tính độc đáo, khó níu chân du khách ở lại lâu hơn.
Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng, sản phẩm du lịch ở Huế khá đơn điệu: "Khách lưu trú đến Huế tăng trưởng chậm, đặc biệt là lưu trú không dài ngày. Trong đó có những nguyên nhân mà chúng tôi thấy trăn trở, đó là trước hết, điểm đến của chúng ta chưa thực sự hấp dẫn, lôi kéo khách du lịch đến từ các nước, nhất là những nước truyền thống lâu nay đến. Cái thứ hai là khách nội địa đến với chúng ta không có những trải nghiệm lâu ngày để kéo họ ở lại lưu trú với chúng ta nhiều hơn".
Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Huế tăng đáng kể. Năm 2019, tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế đón hơn 4,8 triệu lượt khách, tăng hơn 10% so với năm trước, trong đó khách quốc tế chiếm 2,2 triệu lượt. Doanh thu du lịch năm 2019 của tỉnh ước đạt 4.900 tỷ đồng. Tuy nhiên, lượng khách lưu trú ở Huế, chỉ hơn 1,8 ngày/lượt.
Khách du lịch tham quan chùa Thiên Mụ - Huế
Ông Trần Quang Hào, Giám đốc Công ty du lịch Huế Tourist cho rằng, Huế đang thiếu các điểm vui chơi giải trí về đêm. Du khách đến Huế ban đêm họ không biết làm gì cả, nếu đi ca Huế thì không phải khách nào cũng thích, còn điểm vui chơi giải trí cũng loanh quanh ở khu Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, Chu Văn An.
"Để cho du lịch Huế phát triển thì tiêu chí tăng thời gian lưu trú lên 2 đêm trở lên là một tiêu chí phải làm và phải làm càng sớm. Tìm thêm các nhà làm tour tuyến, tìm thêm cái phương thức phát triển đêm lưu trú lên. Huế lâu nay không chú trọng giải pháp thay thế ngoài du lịch di sản. Chúng ta chưa phát triển đồng đều về du lịch gắn với cộng đồng, về du lịch gắn với các tài nguyên hiện có, là đầm phá, biển, rừng quốc gia và hiện nay đang phát triển du lịch tâm linh và văn hóa", ông Hào nói.
Lâu nay du lịch Huế đang tập trung khai thác di sản Huế
Ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế thừa nhận hoạt động du lịch tại Huế chưa hấp dẫn du khách. Sản phẩm du lịch về đêm và các dịch vụ vui chơi giải trí còn yếu, chưa thu hút du khách, chất lượng dịch vụ không cao. Những sản phẩm chủ lực về đêm là ca Huế trên sông Hương và tuyến phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu… vẫn còn thiếu các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao tầm quốc gia và quốc tế.
Theo ông Lê Hữu Minh, ngành du lịch dịch vụ đang làm mới các sản phẩm du lịch tại địa phương này: "Muốn khách du lịch ở lại lưu trú tại các địa phương lâu hơn thì ở từng địa phương phải nghiên cứu các loại hình. Ví dụ như ở Huế chẳng hạn, ngoài tham quan di tích, các thắng cảnh ở về đêm thì phải mở rộng thêm các loại hình đa dạng thêm các sản phẩm, di tích gắn với làng nghề, di tích gắn với nghỉ dưỡng, di tích gắn với các hoạt động sinh hoạt của người dân, homstay hoặc nhà vườn thì hy vọng mới kéo dài thêm được thời gian lưu trú của khách".
Để níu chân du khách ở lại Huế lâu hơn, ngoài việc tăng cường các sản phẩm du lịch, dịch vụ, tổ chức thêm nhiều điểm vui chơi giải trí mới, tỉnh Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh công tác xúc tiến giới thiệu, quảng bá các điểm đến bằng đường sắt, đường hàng không, tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng./.
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...