Ông Lê Bá Biên giới thiệu về dàn bí đao khổng lồ của mình
Quả bí nặng hơn nửa tạ
Mỗi khi giới thiệu với du khách đến tham quan, chụp ảnh tại vườn bí đao nhà mình, gương mặt nông dân Lê Bá Biên (60 tuổi, ở thôn Chánh Trạch 2) đầy vẻ tự hào. Ông Biên cho biết trồng bí đao khổng lồ là nghề gia truyền của cả làng. Khi còn nhỏ, ông Biên đã thấy ông nội mình trồng loại bí đao này rồi.
Thời đó, cả làng Chánh Trạch đều trồng, người nhiều thì vài chục đến cả trăm dây, người có đất ít cũng trồng vài dây để ăn. Những năm trước, bí đao làng Chánh Trạch nặng đến 70 - 80 kg nhưng gần đây do thời tiết nắng nóng, người trồng cũng ít chăm hơn nên các quả bí đao cũng nhẹ ký hơn.
Mỗi quả bí đao ở làng Chánh Trạch nặng từ 40-60 kg
Hiện trong vườn ông Biên trồng 100 dây bí đao, dự kiến sẽ thu hoạch 100 trái bí đao trong tháng 6. Hiện bình quân mỗi quả bí trong vườn ông Biên nặng khoảng 45 - 60 kg.
Theo ông Biên, từ tháng 10 đến tháng 11, người làng Chánh Trạch làm đất gieo hạt, khoảng 1 tháng sau thì làm giàn cho bí leo. Giàn bí đao ở Chánh Trạch phải chắc chắn để đủ sức gánh những trái bí khổng lồ, nhiều gia đình làm giàn không chắc có khi bị sập giữa chừng.
Sau Tết Nguyên đán, bí bắt đầu ra quả nên nông dân phải canh để lựa những quả đẹp giữ lại, loại bỏ quả xấu. Mỗi dây chỉ giữ 1 lại quả bí. Trong quá trình bí lớn, phải buộc dây, làm giá đỡ bên dưới vì cuống quả không đủ sức chịu đựng những trái bí quá nặng.
Đến tháng 5 và tháng 6, các quả bí khổng lồ được thu hoạch. Hiện bí đao khổng lồ ở Chánh Trạch đang được bán với giá từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Ông Lê Bá Biên phải thường xuyên theo dõi để làm dây đỡ quả, chống dàn bí đao khổng lồ
“Quả bí to quá, để lại thì nhà nào mà chứa cho đủ nên thu hoạch là chúng tôi bán ngay. Thương lái đến tận nhà thu mua cũng có, mang ra chợ bán từng quả cũng không biết bao nhiêu lần. To quá cũng khó bán, nếu tiểu thương mua rồi xẻ ra bán lẻ hàng ngày ngoài chợ thì bán cả tuần mới hết 1 quả, không khéo bị hư mất. Còn mua về ăn thì chắc cả chục gia đình chia nhau mới hết 1 quả. Tôi có vài mối quen nên hay gửi vào TP.HCM để bán, người ta mua về trưng cho đẹp, để triển lãm… Có khi khách du lịch đến nhà tham quan rồi mua về làm quà biếu”, ông Biên nói.
Ông Trương Tôn chăm sóc bí đao khổng lồ
Ông Trương Tôn (71 tuổi, ở thôn Chánh Trạch 1) cho biết sau khi thu hoạch quả bí đao khổng lồ, nông dân cắt bỏ phần dây bí trên ngọn rồi dùng chai để hứng nước do đoạn dây phía dưới gốc tiết ra. Mỗi dây bí thường tiết ra được khoảng 2 -3 lít nước. Nước bí đao vừa tiết ra còn mùi hăng nhưng để khoảng 3 tháng sau, khi hết mùi thì dùng làm nước uống để giải nhiệt và bán cho người khác.
Ông Tôn cho biết thêm: “Nếu trẻ em mà nóng sốt do thời tiết thì uống nước bí đao Chánh Trạch sẽ hạ sốt ngay. Nhiều gia đình thu hoạch bí rồi nhưng vẫn tưới nước, chăm dây để lấy nước bí đao”.
Nghệ sĩ Xuân Bắc thử nâng quả bí đao khổng lồ làng Chánh Trạch
Món quà đặc biệt của tự nhiên
Theo ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Bình Long (ở H.Phù Mỹ, Bình Định), bí đao khổng lồ là sản phẩm du lịch “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam, chỉ làng Chánh Trạch mới có. Trong vòng 3 năm trở lại đây, ông Thạch đã đưa hàng trăm khách du lịch đến tham quan làng bí đao Chánh Trạch.
“Những quả bí đao khổng lồ khiến du khách thích thú, ai cũng muốn chụp ảnh lưu niệm. Khi khách đặt tour, chúng tôi đã chuẩn bị cho họ được thưởng thức món súp bí đao khổng lồ hầm xương, mứt bí đao, đọt bí đao luộc chấm nước mắm… Khi lượng khách du lịch đến nhiều, người dân làng Chánh Trạch cũng bán được nhiều bí đao và các sản phẩm từ bí đao hơn”, ông Thạch cho biết.
Ông Phạm Văn Thọ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ, cho biết bí đao khổng lồ là món quà đặc biệt mà tự nhiên đã ban tặng riêng cho làng Chánh Trạch bao đời nay. Hiện có khoảng 50 hộ dân ở 2 thôn Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 còn trồng bí đao khổng lồ.
Năm 2018, Hội Nông dân xã Mỹ Thọ đăng ký và đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận, bảo hộ nhãn hiệu tập thể Bí đao Mỹ Thọ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào về sự to lớn bất thường của bí đao làng Chánh Trạch. Nhiều người cho rằng ngoài giống bí thì thổ nhưỡng của làng Chánh Trạch phù hợp với sự phát triển của bí đao cũng như nhiều loại cây trồng khác.
"Tuy nhiên do giá bán không cao, trồng bí đao khổng lồ có thu nhập thấp hơn các loại cây trồng khác nên ngày càng ít người trồng. Gần đây, qua báo chí và qua mạng xã hội mà những quả bí đao khổng lồ này được nhiều người biết đến hơn, nhờ đó mà nông dân có thêm vài mối bán bí đao”, ông Thọ nói.
Hoàng Trọng, thanhnien.vn
Sau thời gian ngắn đưa vào hoạt động, Tổ hợp Không gian khoa học do Trung tâm Khám phá Khoa học và Đổi mới...
Cá voi xanh liên tục xuất hiện tại khu vực Hòn Trâu, thuộc vùng biển Đề Gi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh...
Việc thí điểm xe điện 4 bánh thân thiện với môi trường, không dây tiếng ồn phù hợp với sự phát triển du lịch...
Những ngày đầu tháng 7 này, lượng khách du lịch đến với Bình Định tiếp tục tăng nhanh. Tại các điểm du lịch,...
6 tháng đầu năm nay, tỉnh Bình Định đón gần 2,3 triệu lượt khách đến du lịch. Dự báo lượng khách tiếp tục...
Trong 4 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 và 1/5, tỉnh Bình Định đón hơn 192.000 lượt khách, tăng 92% so với cùng kỳ năm...
Sáng 22/4, Sở Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức họp báo công bố các hoạt động diễn ra tại Lễ hội du lịch biển...
Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa kiểm tra việc thi công tại công trình xây dựng, tu bổ, tôn tạo và...
Chiều 15/2, tức Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương, dâng hoa và...
Nhân sự kiện tỉnh Bình Định được Thủ tướng Chính phủ bổ sung là một trong các địa phương được đón khách du...
Ngày 4/1, UBND thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã có thông báo về việc cho phép hoạt động sản xuất kinh...
UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng, du lịch trên 727 tỷ đồng, kỳ vọng...