Tại Lễ Đền Chín Gian không còn tục chém trâu mà chỉ dắt trâu quanh cây nêu
Sau Tết Nguyên Đán, tại các huyện vùng cao Nghệ An sẽ diễn ra các lễ hội như Lễ hội Đền Chọng, Lễ hội Mường Ham, tại huyện Quỳ Hợp, Lễ hội Đền Vạn ở huyện Tương Dương, Lễ hội Pu Nhà Thầu ở huyện Kỳ Sơn, Lễ hội Hang Thẩm Bua ở huyện Quỳ Châu và Lễ hội Đền Chín Gian ở huyện Quế Phong. Trong đó Lễ hội Đền Chín Gian được coi là lễ hội quan trọng nhất ở miền Tây Nghệ An, bởi đây là lễ hội tôn vinh, tưởng nhớ và ghi nhận công lao dựng bản lập mường của tổ tiên đồng bào dân tộc Thái thiên di đến vùng đất miền Tây Nghệ An.
Ngôi Đền là ngôi nhà sản Thái, được chia ra 9 gian thờ thành hoàng 9 bản đầu tiên của người Thái thuở mới dựng bản lập mường. Hàng năm cứ sau dịp Tết Nguyên đán thì lễ hội Đền Chín Gian được tiến hành. Trước đây trong hành lễ thường có tục chém trâu dâng thần linh, thì nay đã bị loại bỏ.
Ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, người dân miền Tây Nghệ An đã nhận ra hủ tục chém trâu cần loại bỏ để tôn vinh giá trị nhân văn của lễ hội: “Trước đây có tục chém trâu, thì trong mấy năm lại nay huyện đã bỏ thủ tục chém trâu. Rồi việc đốt vàng mã, huyện cũng có thông báo cho các du khách đến thắp hương ở Đền cũng như việc đốt vàng mã là rất hạn chế. Cho nên tại các quầy bán tại khu vực Đền là không bố trí việc bán vàng mã mà chỉ bố trí các hương, hoa quả để du khách thập phương vào thắp hương cũng như du lịch ở khu vực tâm linh.”
Tại Đền Đức Hoàng Mười, chỉ thắp hương phía ngoài và luôn được quét dọn
Thời gian gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân. Chuẩn bị cho mùa lễ hội Xuân Kỉ hợi năm 2019, hiện tỉnh Nghệ An chỉ đạo Ban Tổ chức các huyện thị xã chú trọng công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; chống các hoạt động mê tín dị đoan trá hình.
Ông Nguyễn Kim Khánh, Phó Ban quản lý Đền Đức Hoàng Mười, huyện Hưng Nguyên cho biết: “Ở Đền Hoàng Mười, những lúc tổ chức lễ hội cũng như dịp Tết đông khách, thì các hoạt động tự do tín ngưỡng để đầu cơ trục lợi, để làm lợi cho mình thì chỗ này là không có nữa. Không bói, không toán không chi hết, mà chủ yếu đi về Đền ông Hoàng Mười là chỉ có cầu xin, nguyện, xong việc đó coi như mình lễ đã hoàn thành được tốt rồi.”
Quốc Khánh/ VOV1
Chiều 7/4, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An phối...
Sau nhiều tháng "đóng băng" bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động du lịch tại một số tỉnh, thành phố bắt...
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An quyết định, từ 0 giờ ngày 15/8, giãn cách xã hội toàn bộ...
Trước diễn biến của dịch COVID-19 và trong bối cảnh đang toàn thành phố Vinh đang thực hiện cách ly xã hội...
Nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch nông thôn, đẩy mạnh việc xây dựng sản phẩm du lịch mới, đồng thời tăng...
Bà H đưa con và cháu ra sông Lam tắm, không may cả 3 đuối nước tử vong. Đến rạng sáng nay (22/7), thi thể cả...
Trở về từ Lào, sản phụ được cách ly, theo dõi sức khỏe tại bệnh viện HNĐK Nghệ An phòng chống Covid-19 và...
Tỉnh Nghệ An vừa có công văn khẩn, quyết định chính thức cho phép học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ...
Không những đăng thông tin sai sự thật Việt Nam có người chết vì Covid-19, Nguyễn Hoài Nam (TP Vinh) còn bịa...
Vào lúc 20 giờ tối nay (2/4), Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh...
Sáng nay (30/3), tỉnh Nghệ An đã đưa vào vận hành máy xét nghiệm Realtime PCR. Việc đưa vào vận hành máy xét...
Qua rà soát, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 962 người đến khám, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai trong vòng 14...