Cây xanh ở thành phố Huế bị gãy đổ
Bão số 5 vừa qua đã làm hệ thống cây xanh ở thành phố Huế gãy đổ la liệt. Theo Trung tâm Công viên cây xanh Huế, tại TP Huế có hơn 10.000 cây xanh bị gãy đổ. Cây bị bật gốc, đổ, phần lớn do hệ thống rễ đã bị hư hại, các cây bị gãy cành, đứt nhánh là loại thân giòn, khó chống chịu được bão lớn.
Thạc sĩ Phạm Cường, Giám đốc Trung tâm Thực hành và nghiên cứu lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế, cho rằng: hiện tượng cây xanh tại thành phố Huế gãy đổ hàng loạt sau bão số 5 là bất thường. Huế là địa phương thường xuyên hứng chịu mưa bão nhưng cây gãy đổ nhiều như trận bão này rất hiếm gặp. Những gốc cây bị đánh bật khỏi vỉa hè có quá ít rễ cọc, trong khi phía trên là cành tán xum xuê.
Đường phố Huế sau bão số 5
Thạc sĩ Phạm Cường nhận định, sau nhiều năm không có bão lớn, cây xanh ở Huế đã phát triển tốt, tuy nhiên, việc cắt tỉa bớt chiều cao, chiều rộng cành lá chưa được quan tâm đúng mức. Điều này đặt vấn đề cần thay thế trồng một số loại cây phù hợp, nhất là đối với đô thị thường xuyên chịu ảnh hưởng mưa bão như Huế.
"Chúng tôi nhận thấy rằng, đối với một số loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, hình thái đẹp tiềm năng phát triển trồng trong đô thị và đặc biệt có khả năng chống chịu với gió bão. Ví dụ như cây nhồi, sao đen, dầu rái, me Tây, Hoàng yến… đấy là những loài cây chống chịu gió bão tốt hơn" - thạc sĩ Phạm Cường cho biết.
Toàn thành phố Huế có khoảng 65.200 cây xanh với hơn 60 chủng loại được trồng ở các tuyến đường, các khu đô thị, công viên... Đây là một trong những địa phương có sự đa dạng về cây xanh đô thị bậc nhất Việt Nam, tỷ lệ “phủ” cây xanh đô thị của Huế với khoảng 13m2/người… Trong đó, cây phượng đỏ, phượng vàng được trồng nhiều nhất, với khoảng 19% trên tổng số cây xanh; tiếp đó là bằng lăng, long não, nhội, hoàng yến, dáng hương… Phần lớn những cây bị bật gốc, gãy đổ trong bão số 5 vừa qua là phượng vàng, bằng lăng, sò đo cam…
Các lực lượng tham gia dọn dẹp cây cối bị gãy đổ
Ông Đỗ Xuân Cẩm, Chuyên gia cây xanh đô thị cho rằng: cây bật gốc phần lớn tập trung vào cây mới trồng từ 5 đến 7 năm, thậm chí 10 đến 20 năm. Thời gian gần đây, do mong muốn cây xanh định hình sớm tại các khu đô thị nhưng về giải pháp kỹ thuật, lại không đảm bảo. Trồng cây quá lớn, đồng thời, không giữ hệ rễ cọc và trồng quá cạn. Vấn đề cắt tỉa, tạo tán, hạ độ cao vào mùa cây sinh trưởng, phải làm thường xuyên, không đợi đến mùa mưa bão mới cắt tỉa nhằm đối phó…
"Các dự án cải tạo đường vỉa hè khi đưa trồng cây thì chọn những cây lớn quá kích cỡ, đường kính khoảng 20 thậm chí trường hợp hơn 20, 30, khi ra trồng chẳng còn chút rễ nào hết. Và khi anh cắt hết rễ như vậy thì cái tổn thương nặng nhất là rễ cọc và sau khi trồng xuống cây sống được là nhờ những rễ cấp 2, cấp 3 nó mọc ra từ những đoạn rễ con đã già cỗi nằm ở gần cổ rễ, những đoạn đó cắt ngắn rồi và bây giờ nó ra rất hạn chế. Chính vì vậy, có những cây đã xanh rồi, đã tốt rồi, tán đã lớn rồi nhưng khi bật lên chúng ta thấy bộ rễ nó vẫn rất hạn chế" - ông Cẩm nói.
Mới đây, qua kiểm tra hệ thống cây xanh gãy đổ sau bão, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu UBND thành phố Huế và Trung tâm Công viên cây xanh Huế đánh giá thấu đáo công tác quản lý và bảo vệ cây xanh trong thời gian qua, nghiên cứu phương án trồng cây xanh công cộng theo hướng bền vững, chọn loại cây phù hợp với khí hậu và cảnh quan của Huế để trồng thay thế. Một số loại cây không phù hợp tại một số tuyến đường cần sớm được thay thế.
Đoàn viên thanh niên tham gia dọn dep cây cối đổ gãy trên đường phố Huế
Ông Đặng Ngọc Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho biết: sau bão số 5, đơn vị đã rút ra những bài học cho việc quản lý hệ thống cây xanh trên địa bàn. Đó là, việc chọn lựa cây trồng mới chưa hợp lý, phần nhiều có tuổi thọ ngắn và do việc lựa chọn kích cỡ cây quá lớn nên khi trồng lại ở vị trí mới, buộc phải cắt bớt rễ, cộng thêm thời tiết khắc nghiệt của xứ Huế, khiến khả năng phục hồi của cây chậm, rễ bị hư, suy kiệt, dễ bị gãy đổ.
Ông Đặng Ngọc Quý nói: "Qua nhiều cơn bão rồi, Trung tâm Công viên Cây xanh Huế đã nghiên cứu nhiều chủng loại có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khí hậu ở Huế mưa bão, ví dụ một số chủng loại như nhạc ngựa, long não, nhổi, sấu, rồi giáng hương... Phải nói có những chủng loại chống chịu và với điều kiện thời tiết mưa bão như ở Huế"./.
Lê Hiếu/VOV miền Trung
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...