Trống đôi còn gọi là Chigưl, xuất hiện lâu đời trong đời sống người Chăm H’roi, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định và ở một số địa phương khác thuộc tỉnh Phú Yên. Loại nhạc này được người Chăm H’roi dùng phổ biến trong các lễ hội lớn của cộng đồng. Múa trống đôi đi liền với dàn nhạc cụ cồng ba và chiêng năm được các chủ thể văn hóa diễn tấu trong các lễ hội, với ý nghĩa khẩn cầu thần linh sự may mắn, gửi gắm những khát vọng thuần hậu về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
Sự sáng tạo của người Chăm H’roi khi diễn tấu trống bằng cách dùng bốn đầu ngón tay, bàn tay vê, vuốt, vỗ lên mặt trống, tạo ra các âm sắc và tiết tấu, mà không dùng tới dùi trống. Giai điệu trống đôi tập hợp những chuỗi tiết tấu ngẫu hứng không phụ thuộc vào cường độ, cao độ nhất định nào. Khi múa, đòi hỏi người diễn phải ăn ý, hiểu ý nhau và giữ sự nhịp nhàng, uyển chuyển, tung hứng cho nhau. Không cần dùng lời, nghe tiếng trống đôi, người Chăm H'roi có thể cảm nhận được tâm tư, tình cảm vui buồn, nhớ nhung, giận hờn hay trách móc…
Múa trống đôi được người Chăm H’roi sử dụng khá phổ biến trong các lễ hội truyền thống quan trọng như: Lễ cầu mưa, lễ cưới hỏi, lễ đâm trâu…
Múa trống đôi là cách hai người song diễn, một người nêu câu hỏi và người cùng chơi phải đối đáp, tiếng trống thay cho lời, điệu múa nói lên cách ứng xử
Thú vị nhất trong múa trống đôi là hình thức song tấu, tức đánh theo lối đối đáp. Khi ấy, cả nhạc cụ và người chơi sẽ cùng toát lên phóng khoáng, ngẫu hứng, độc đáo
Âm thanh trống đôi là thứ âm thanh “có lời”, vì thế người Chăm H’roi tự hào là họ có thể nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của trống đôi
Do đó, nghệ nhân múa trống đôi phải là một cặp “ngang sức ngang tài” người tung, kẻ hứng, hiểu ý nhau mới giữ cho cuộc chơi trọn vẹn
Một cái trống nặng khoảng 4kg, vì vậy, đòi hỏi người múa trống phải có đủ sức khỏe, khéo léo và có thẩm âm tốt mới có thể múa trống đôi giỏi
Âm thanh trống đôi hòa quyện với tiếng chiêng, tiếng cồng xướng tạo nên khúc biến tấu nhịp nhàng, pha trộn sự hào hùng, lãng mạn, cuốn hút thanh niên nam nữ hòa chung những màn múa sôi động
Trong những lễ hội lớn của cộng đồng người Chăm có thời gian tổ chức dài, trống đôi có thể được diễn suốt ngày đêm, với nhiều đôi diễn
Điệu múa dân gian của dân tộc Chăm H'roi gắn với đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng, vì vậy cần sự quan tâm của các cấp, ngành ở địa phương. Không chỉ dừng lại ở bảo tồn và phục hồi mà còn phải phát huy các điệu múa dân gian để vừa bảo tồn được nguyên gốc, đồng thời giữ lại giá trị văn hoá cho thế hệ mai sau
Thế Dương/dangcongsan.vn
Sau thời gian ngắn đưa vào hoạt động, Tổ hợp Không gian khoa học do Trung tâm Khám phá Khoa học và Đổi mới...
Cá voi xanh liên tục xuất hiện tại khu vực Hòn Trâu, thuộc vùng biển Đề Gi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh...
Việc thí điểm xe điện 4 bánh thân thiện với môi trường, không dây tiếng ồn phù hợp với sự phát triển du lịch...
Những ngày đầu tháng 7 này, lượng khách du lịch đến với Bình Định tiếp tục tăng nhanh. Tại các điểm du lịch,...
6 tháng đầu năm nay, tỉnh Bình Định đón gần 2,3 triệu lượt khách đến du lịch. Dự báo lượng khách tiếp tục...
Trong 4 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 và 1/5, tỉnh Bình Định đón hơn 192.000 lượt khách, tăng 92% so với cùng kỳ năm...
Sáng 22/4, Sở Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức họp báo công bố các hoạt động diễn ra tại Lễ hội du lịch biển...
Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa kiểm tra việc thi công tại công trình xây dựng, tu bổ, tôn tạo và...
Chiều 15/2, tức Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương, dâng hoa và...
Nhân sự kiện tỉnh Bình Định được Thủ tướng Chính phủ bổ sung là một trong các địa phương được đón khách du...
Ngày 4/1, UBND thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã có thông báo về việc cho phép hoạt động sản xuất kinh...
UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng, du lịch trên 727 tỷ đồng, kỳ vọng...