Tại ngôi làng này, từ người già đến trẻ em, cả nam lẫn nữ đều có thể thực hiện các công đoạn của nghề rèn. Từ công sức và tay nghề của người thợ, những chiếc dao, kéo sắc nhọn được tung ra phục vụ thị trường Tết.
Trung bình, mỗi tháng làng rèn Đa Sỹ cung ứng ra thị trường từ 450 - 500 tấn hàng, doanh thu mỗi năm đạt trên 200 tỷ đồng. Vào vụ Tết, lượng hàng xuất đi từ làng cao gấp nhiều lần so với thời điểm khác trong năm.
Ông Mai Ngọc Thắng - người làm nghề lâu năm tại thôn Đa Sỹ cho biết: “Cuối năm, nhiều khách hàng xa đặt mua số lượng dao lớn về để bán buôn. Hai vợ chồng tôi phải tăng công suất lên gấp 3 lần ngày thường để kịp tiến độ trước khi Tết đến”.
Cũng giống hầu như các hộ có quy mô nhỏ lẻ khác, gia đình ông Thắng phải đầu tư máy móc vào sản xuất để tăng năng suất lao động. Do nhu cầu nhiều, lò rèn nhà ông mấy hôm nay lúc nào cũng đỏ lửa từ sáng sớm đến chiều muộn.
Theo ông Thắng, công đoạn để làm ra một sản phẩm dao, kéo ở Đa Sỹ rất công phu.
Nguyên liệu chính tạo nên những con dao, chiếc kéo là đều được nhập phôi từ nhíp xe ôtô thải. Loại thép này có độ cứng cao, không dễ sứt mẻ, ít bị ăn mòn và giá thành rẻ.
Sau đó, thép được đưa vào lò nung đủ độ. Đặc biệt, để nung thép cho chuẩn, người ta thường dùng xỉ than. Khi rèn xong phải ủ vào tro củi để thép nguội từ từ, bởi nếu nguội nhanh thép sẽ giòn. Khi ủ xong mới vỗ cho nhẵn, giũa lưỡi cho sắc ngọt.
Tương tự, tại hộ sản xuất của gia đình của ông Nguyễn Văn Mộc (70 tuổi) cũng tất bật chạy đua với thời gian sản xuất hàng trăm mặt hàng dao chặt. Khác với ông Thắng, cơ sở của ông Mộc gần như hoàn toàn làm bằng phương pháp thủ công truyền thống.
“Để làm ra 1 con dao chặt đạt chất lượng tốt cần mất tới trên dưới 20 công đoạn. Vì thế, người thợ làm thủ công cần tỉ mỉ từng khâu, đôi khi phải mất cả ngày mới cho ra lò một sản phẩm hoàn thiện”, ông Mộc nói.
Cũng theo ông Mộc, Tết đến, dao là mặt hàng bán chạy hơn so với những mặt hàng khác như cuốc, xẻng… giá bán từ khoảng 30.000 – 200.000 đồng/chiếc, tùy loại.
Hiện nay, làng nghề truyền thống Đa Sỹ có hơn 1.000 hộ gia đình đang duy trì nghề rèn. Trong số đó có khoảng 70% số hộ làm rèn thủ công, 30% số hộ đã đưa máy móc vào sản xuất.
Sản phẩm làng rèn Đa Sỹ rất bền bởi kỹ thuật tôi thép điêu luyện của những người thợ thạo nghề, dày kinh nghiệm. Người dân nơi đây vẫn tự hào bởi khả năng tạo ra những con dao “chặt được cả sắt”.
Tiếng lành đồn xa, thương lái khắp miền tìm về tận Đa Sỹ để mua hàng, thậm chí còn xuất khẩu đi cả nước ngoài.
THÚY LAN - TÙNG LÂM
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...