Nhận thức thế mạnh ấy, Yên Bái đã, đang tập trung nguồn lực đầu tư, đánh thức tiềm năng, xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt, xây dựng và khẳng định thương hiệu du lịch Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Miền đất của danh lam thắng cảnh
Yên Bái là một trong những địa phương được thiên nhiên ưu ái ban tặng phong cảnh thiên nhiên đa dạng, môi trường sinh thái trong lành với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hồ Thác Bà - được ví như “Hạ Long trên núi”; cánh đồng Mường Lò - cánh đồng lớn thứ hai vùng Tây Bắc; Suối Giàng, Phình Hồ - nơi có chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi; Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Di tích Danh thắng quốc gia; đèo Khau Phạ; đỉnh Tà Chì Nhù; Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu; đầm Vân Hội; Khu bảo tồn loài và sinh cảnh xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải...
Là vùng đất lịch sử lâu đời, là mảnh đất quần tụ sinh sống của 30 dân tộc anh em, Yên Bái hiện có tới 86 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 746 di sản phi vật thể và gần 574 di sản vật thể... Nhiều lễ hội truỵền thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh như: Hội Hạn Khuống của người Thái, lễ hội Lồng Tồng của người Tày, lễ hội Gầu Tào của người Mông...; đặc biệt là múa xòe Thái - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia… cùng nền văn hóa ẩm thực độc đáo.
Đánh thức những tiềm năng
Vị trí địa lý ấy, nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, các giá trị văn hóa đặc sắc ấy đã tạo cho Yên Bái rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống và du lịch tâm linh.
Để phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, trong thời gian qua tỉnh Yên Bái đã ban hành một số chủ trương, chính sách phát triển du lịch như: Nghị quyết 35-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 định hướng đến 2025, Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND với 7 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2020. Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái đang triển khai 02 Quy hoạch, gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết khu du lịch Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn và gần đây nhất Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1788/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng Thương hiệu và Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.
Xã Tú Lệ
Yên Bái đang xây dựng hình thành 04 vùng du lịch trọng điểm gồm: Vùng du lịch hồ Thác Bà và sông Chảy (gồm huyện Yên Bình và Lục Yên); Vùng du lịch thành phố Yên Bái và phụ cận (gồm thành phố Yên Bái và phía Nam của huyện Trấn Yên); Vùng du lịch miền Tây của tỉnh (gồm 4 huyện: Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ); Vùng Du lịch Trấn Yên - Văn Yên (gồm phía bắc của huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên).
Yên Bái cũng đang hướng tới xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt nhằm tạo điểm nhấn về du lịch của vùng Tây Bắc với 5 dòng sản phẩm du lịch chính gồm: Du lịch sinh thái khám phá danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; du lịch văn hóa, du lịch sinh thái vùng hồ Thác Bà; du lịch trải nghiệm sinh thái nước khoáng nóng Trạm Tấu… Du lịch cộng đồng gắn với văn hóa của các dân tộc Thái, Mông, được khai thác chủ yếu tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Mù Cang Chải và huyện Yên Bình. Du lịch mạo hiểm dù lượn “Bay trên mùa vàng” và “Bay trên mùa nước đổ”; săn mây trên đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù, huyện Trạm Tấu. Du lịch tâm linh dọc sông Hồng với hệ thống đền Đông Cuông, đền Tuần Quán, chùa Am kết nối với các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ.Du lịch tham quan làng nghề được hình thành tại làng nghề dệt thổ cẩm xã Nghĩa An, làng nghề tranh đá quý Lục Yên, đá cảnh Suối Giàng, đá trắng Lục Yên...
Từng bước khẳng định thương hiệu
“Trồng cây cũng đến ngày hái quả”. Từ những nỗ lực hết sức tích cực, chủ động của các cấp, các ngành, trong đó chủ đạo là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Yên Bái cùng sự quan tâm tạo điều kiện của tỉnh, du lịch Yên Bái từng bước khẳng định thương hiệu, trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn du khách.
Những năm gần đây số lượt du khách đến với Yên Bái ngày càng tăng. Năm 2018 lượng khách tăng 10,5% so với năm 2017. Năm 2019, Yên Bái phấn đấu đón 700.000 lượt khách, trong đó có 150.000 lượt khách quốc tế với doanh thu 420 tỷ đồng.
Xã La Pán Tẩn
Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tỉnh Yên Bái định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới. Trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư vào các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, điểm du lịch; các dự án vui chơi, giải trí chất lượng cao; hạ tầng dịch vụ, nhất là dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu giải trí, nghỉ dưỡng, làng ẩm thực, chợ đêm,… sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch; sản phẩm đặc sản của địa phương. Bên cạnh đó, hình thành phát triển sản phẩm du lịch đặc thù từng khu vực: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng vùng hồ Thác Bà; Du lịch MICE, du lịch tâm linh vùng thành phố Yên Bái; khu vực Miền Tây: du lịch mạo hiểm (huyện Trạm Tấu); du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng (huyện Mù Cang Chải), du lịch cộng đồng; du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm văn hóa các dân tộc (thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, huyện Mù Cang Chải, huyện Yên Bình); du lịch tâm linh kết hợp sản phẩm du lịch sinh thái (huyện Văn Yên, huyện Lục Yên). Triển khai các dự án du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí gắn với du lịch sinh thái ở quy mô lớn. Tiếp tục kêu gọi đầu tư để từng bước phát triển cơ sở hạ tầng trong du lịch, đặc biệt các cơ sở lưu trú hạng 3 sao trở lên và các khu resort mới tại khu vực miền Tây của tỉnh.
Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng các hình thức tuyên truyền quảng bá cũng là những nhiệm vụ trọng điểm trong thời gian tới của ngành du lịch Yên Bái. Bên cạnh đó, Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Yên Bái cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức thường niên các sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội truyền thống tại các địa phương như: Lễ hộiVHDL Mường Lò và Lễ hội Khám phá danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Festival dù lượn “Bay trên mùa nước đổ” và “Bay trên mùa vàng”; Lễ hội bưởi Đại Minh và khám phá danh thắng quốc gia hồ Thác Bà…
Đình Làng Than ở xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vừa được đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp...
Thời điểm này, lúa chín vàng trên những triền ruộng là lúc cảnh sắc ở huyện vùng cao Mù Cang Chải đẹp nhất...
Tối 30/4, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bài ca thống...
Bà Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái cho biết: Trong dịp nghỉ lễ...
Ngày 19/4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Ủy ban nhân dân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị kích cầu phát triển...
Trong năm 2022, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch. Đây là những điểm nhấn trong...
Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Yên Bái liên tục ghi nhận và phát hiện các khối đá khắc cổ trên địa bàn xã Lao...
Hôm nay 5/11, Bảo tàng Yên Bái tổ chức Lễ tiếp nhận 96 hiện vật từ Ban Liên lạc Giải phóng Chiến khu Vần tỉnh...
Năm nay là năm thứ 2 liên tiếp ngành du lịch Yên Bái chịu tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19. Trong 9 tháng...
Vượt qua cung đường quanh co, uốn lượn ôm trọn lấy những sườn núi, hít một hơi căng đầy lồng ngực để tận...
Thạc sỹ Lý Kim Khoa, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, trong đợt khảo sát sưu tầm chuyên đề các...
Ngày 27/6, tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình đường...