Theo đó, ngày 3/1/2020, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình ra thông báo số 26 về việc tạm dừng thực hiện bán đấu giá tài sản 2 điểm du lịch nổi tiếng ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là suối Nước Moọc và Sông Chày - Hang Tối theo Quyết định số 4492 ban hành ngày 18/11/2019.
Như báo Nhà báo & Công luận đã thông tin, ngày 18/11/2019, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số 4492/QĐ-UBND về việc phê duyệt bán đấu giá tài sản Nhà nước đầu tư tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, gồm: tài sản tại điểm du lịch Suối nước Mọoc; tài sản tại điểm du lịch Sông Chày – Hang Tối; tài sản tại Trạm Kiểm lâm Trộ Mợng – Hạt Kiểm lâm Phong Nha tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đối với 2 điểm du lịch Suối Nước Moọc và Sông Chày – Hang Tối, tổng giá trị tài sản cơ sở vật chất được định giá bao gồm 56 hạng mục với giá trị tài sản được định giá hơn 22 tỷ đồng.
Trong đó, danh mục tài sản điểm du lịch Suối Nước Moọc gồm 26 hạng mục, được định giá 12,59 tỷ đồng; điểm du lịch Sông Chày – Hang Tối gồm 30 hạng mục, với giá trị tài sản được định giá 9,5 tỷ đồng. Với tài sản hệ thống cơ sở vật chất Trạm kiểm lâm Trộ Mợng – Hạt kiểm lâm Phong Nha, số tài sản được định giá là 1,1 tỷ đồng.
Ngoài số tài sản hữu hình gồm 56 hạng mục nêu trên, danh mục tài sản bán đấu giá dịp này còn có phần tài sản vô hình là giá trị lợi thế quyền khai thác du lịch, được định giá 39,9 tỷ đồng. Tổng cộng tất cả tài sản được định giá đem ra bán đấu giá là 63,1 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Quảng Bình, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá dịp này là 63,1 tỷ đồng. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia đấu giá sẽ ứng trước số tiền 20% giá khởi điểm, và Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là đơn vị được giao thực hiện việc đấu giá. Phương thức đấu giá là trả giá lên.
Điểm du lịch Sông Chày – Hang Tối gồm 30 hạng mục. Ảnh TL
Tuy nhiên, theo phản ánh của đơn vị mua hồ sơ tham gia đấu giá thì trong phương án bán đấu giá và hồ sơ mời đấu giá, UBND tỉnh Quảng Bình đã ‘cài điều kiện’ tiên quyết gây khó cho nhà thầu, sau khi họ trúng đấu giá? Cụ thể, tại Điều 10, quy định hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, gồm “Văn bản cam kết sẽ tiến hành thỏa thuận nhận chuyển nhượng tài sản không thuộc sở hữu nhà nước tại hai điểm du lịch Suối Nước Mọoc và Sông Chày – Hang Tối với chủ sở hữu phần tài sản đó sau khi trúng đấu giá”. Nhiều nhà đầu tư và một số ngành liên quan cho rằng, việc bán đấu giá tài sản nhà nước nói trên nhiều điểm không hợp lý, làm khó nhà đầu tư cũng như có thể gây thiệt hại đối với nhà nước.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, với điều kiện nói trên của UBND tỉnh Quảng Bình đưa ra, dường như chỉ dành cho một đơn vị độc quyền trúng đấu giá đã được mặc định trước. Bởi tỉnh đứng ra đấu giá nhưng lại không định giá tài sản các nhà đầu tư liên quan đến các điểm du lịch này trước đó. Như vậy, sau khi đấu giá thành công, đơn vị trúng thầu sẽ rơi vào các trường hợp, đó là không thỏa thuận được tài sản thì cũng khó tìm phương án giải quyết;hoặc nếu có thỏa thuận được thì cũng phải trả một số tiền rất lớn do nhà đầu tư trước đó hét giá trên trời.
Được biết, đối với phần tài sản “không thuộc Nhà nước tại hai điểm du lịch Suối Nước Moọc và Sông Chày – Hang Tối” được nhắc đến trong phương án đấu giá, đó là những tài sản do cán bộ, công nhân viên Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng (đơn vị trực thuộc Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng) trước đây góp vào để đầu tư khai thác du lịch tại 2 điểm du lịch suối Nước Moọc và Zipline Sông Chày – Hang Tối.
Thiết nghĩ, việc UBND tỉnh Quảng Bình tạm dừng đấu giá 2 điểm du lịch nổi tiếng ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng để rà soát lại được dư luận hoan nghênh nhiệt liệt. Tuy nhiên, cũng cần phải làm rõ có sự hình thành “lợi ích nhóm” và động cơ, mục đích gì sau quyết định từ việc tham mưu đó?
Ngày 18/7/2018, tại khu vực điểm du lịch Sông Chày – Hang Tối, thuộc Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 2353/QĐ-UBND phê duyệt Đề án cho thuê môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, khu vực Sông Chày – Hang Tối. Theo đó, về thời gian cho thuê là theo thời gian hoạt động của Dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 3/4/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án “Hệ thống Zipline đa phương thức dài nhất thế giới và tổ hợp sản phẩm du lịch đẳng cấp Quốc tế tại xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch” của Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Phù Sa Đỏ. Về mức giá cho thuê, thực hiện theo quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và theo các quy định cụ thể tại Công văn số 1101/UBND- KTN ngày 22/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc chi trả dịch vụ môi trường rừng. |
Tỉnh Quảng Bình vừa cho phép thử nghiệm sản phẩm du lịch “Trải nghiệm cuộc sống mùa lụt” tại xã Tân Hóa,...
Dịp đầu năm Nhâm Dần 2022, du lịch Quảng Bình đã đón hơn 33.000 lượt khách tham quan. Kích cầu du lịch, tỉnh...
Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, tới ngày 11/1, đơn vị khai thác duy nhất sản phẩm du lịch “Chinh phục Sơn...
Tỉnh Quảng Bình đã đồng ý giảm từ 20 - 50% giá vé tham quan một số sản phẩm du lịch tại tỉnh này.
Sáng 1/1, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng tổ chức lễ đón những...
Quảng Bình và các doanh nghiệp du lịch sẽ thực hiện giảm sâu mức thu phí, giá các dịch vụ tham quan danh lam...
Tỉnh Quảng Bình sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình "Chào đón năm mới 2022" với chuỗi sự kiện...
Các điểm, tour tuyến du lịch tại tỉnh Quảng Bình đã trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới, du...
Chương trình chào đón năm mới 2022 là sự kiện nổi bật để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, phát động...
Tối 15/10, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với Công ty TNHH MTV Chua Me Đất tổ chức đón đoàn khách du...
Tỉnh Quảng Bình quyết định thí điểm triển khai các hoạt động du lịch xanh, du lịch theo nhóm, theo gia đình...
Ngày 29/9, tại Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng,...